My Father’s Daughter

Although Vietnam has generally been a patriarchal society, dotted throughout its history are women who bucked the Confucianist ways and rose to prominence. From sword-wielding warriors like Lady Triệu and the Trưng Sisters (who ruled Vietnam) to word-wielding intellectuals like Hồ Xuân Hương and Bà Huyện Thanh Quan, these women have served as lasting reminders of Vietnamese women’s potential.  This is a story of someone who followed in their footsteps.

[before we begin: have you heard about our subscriber drive? win an iPod and other prizes!]

My father wanted sons. Coming from a traditional Vietnamese background, this is understandable. In a patriarchal society like Vietnam, men are the heads of the house, and there is an inherent difference in the way men and women are valued.  Sons carry on the family name and subsequently bring the family honor. In this system, fathers intrinsically link their own success to the success of their sons. As a result, sons receive markedly different levels of care and investment compared to daughters. In many developing countries like Vietnam, sons receive first priority for schooling. Sons get diverse training in life, while daughters are primarily taught skills for housekeeping. It is tradition. It is culture.

My parents always loved me; I have never doubted this fact. However, for the majority of my early life I regretted being a daughter in a world meant for sons.  At social gatherings I saw the preferential way in which my brother was introduced and treated.  At my grandmother’s funeral, my brother wore a special robe and walked in the procession while the rest of my cousins and I walked behind. He was different. He was somehow more special. When all of our grief seemed so equal, his status was greater. I soon came to recognize that this distinction existed even in facets of life beyond mournful gatherings.

Eventually, I decided that I would not stand to be treated differently.  I started to ask to be taught about cars, computer programming and math just as my brother was. Though this confused my dad at first, he happily obliged. At the age of seven, I demanded to have my hair parted the same way my dad and my brother parted theirs. I would argue and question why I was forced to wash the dishes while my brother and dad watched television.  This persisted until my whole family was involved in the after dinner clean-up process.  In these cases, my dad corrected many of the inequalities even though they were not culturally natural to him.

Despite my best efforts, there were instances in my life where I felt like I was fighting a losing battle. At family functions my brother often sat at places of distinction because he was, and remains, the only heir to my father’s name. I spent much of my early life competing with my brother. Although I was two years younger than him, I wanted to be just as able.  I contended in math and any other subject in which I could feasibly compete, as well as some in which I could not: like street hockey. When I was eight my brother and our friends decided to take up the sport. At just over four feet, I was anything but steady on my roller skates and I made a terrible goalie. Wobbling back and forth, I spent most of my energy balancing. Even so I always tried.

Growing up in this environment, it did spark in me the desire to prove myself and change a little bit of the world and to carve out a space for young women like myself. In many ways, my dad and my brother dared me to grow under pressure. The sense of competition motivated me and challenged me to do things when I was nervous. I took up waterskiing before my brother did. I rode all the roller coasters I could at amusement parks even though my brother refused to. All these small gestures felt important to me; I choose my actions to show that I was brave enough and strong enough to contend in a world for sons.

My dad never thought I would just end up as someone’s wife, as many fathers in Vietnam might. Just the same, however, my value started much differently than that of my brother. Once a man who wanted sons as namesakes, he eventually began to shift his stance. He is perhaps still in the process of changing, but he now sees the value in his daughter’s accomplishments. Undoubtedly, with gentle guidance from my beloved mom, he now links his success with mine in the same way that he links his success with that of my brother.

In a system that is set in generations of tradition and seemingly galvanized in centuries of culture, how can women change their intrinsic value? Recently Kavita Ramdas, the director of The Global Fund for Women, compared the process to cooking rice cake. Essentially, she states that there must be heat from both the top and the bottom. Grassroots movements and individual advocates mobilize the masses to increase the pressure from “the bottom”. At the same time, however, there needs to be action from the top. Ramdas points out that in most parts of the world “the top” is still dominated by men. Therefore, fathers and daughters, men and women are all part of the answer.

My value within the family structure did not change overnight. The process was neither easy nor automatic; effort was put forth from both sides. I fought to be seen as an equal, and my dad took the time to recognize that I, too, have much to offer. I hope that girls and young women who read this will rise to their own potential and stand to be counted. I urge fathers who read this to raise and support their daughters the way they do their sons. There is far too much unseen female potential in the world. I truly believe that when fathers begin to view their daughters through the lens of equality, the future women of the world will be empowered to help correct the many problems of our time.

Over the last 10 months, I have had the opportunity to live in Vietnam and experience the cultural differences I only caught glimpses of growing up in the United States. Fully submerged in Vietnamese life, these gender differences are more palpable and apparent. I understand my father’s tendencies more clearly than ever; but I am so thankful that he has changed and recognizes the need for still further change. I hope we can all be part of this change.

I am my father’s daughter because he has supported me and bolstered my success. I am his daughter in many ways. From him, I learned the love of family, the importance of friendship and the value of hard work. We share the qualities of stubbornness, strong-will and ambition. I am who I am because he has endorsed my equality. At the end of the day, I may not be a namesake, but I am a daughter worthy of my father’s pride.

*Special thanks to Mia for inspiring me to write this. Thanks to all my friends and family who helped me revise and polish my work. Thanks to my family. Thanks to my dad.

Uyen Tran

Uyen Tran has numerous influences in her life, all great and significant in their own way. This is a tribute to her dad’s influence.  Although he came from a traditional background, his progressive deviations from the patriarchal Vietnamese mindset have made him a major contributor to her life’s successes.

Bản dịch:  Trần Thái (Uyên’s father) chuyễn ngữ

Bố tôi thích con trai. Đây là một điều dễ thông cảm vì bố tôi xuất thân từ truyền thống Việt Nam. Trong một xã hội Nam Trưởng như Việt Nam, đàn ông làm trưởng gia, và tự trong truyền thống này có một sự phân cách giá trị của người nam và người nữ. Con trai nối dõi tông đường và có trọng trách làm vẻ vang dòng tộc. Trong hệ thống cha truyền con nối này, người cha tìm vinh dự trong thành công của con trai họ. Vì thế, con trai thường được chú tâm hơn và thường được hưởng ưu tiên trong mọi sự. Trong những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, con trai được ưu tiên từ học vấn đến công việc làm ăn. Con trai được dạy dỗ, huấn luyện trên nhiều lãnh vực, trong khi con gái chỉ được đào luyện những “nữ công và gia chánh”. Đó là truyền thống thực tại. Đó là phong tục thực tại.

Bố mẹ tôi lúc nào cũng thương yêu tôi; tôi chưa bao giờ nghi ngờđiều ấy. Tuy nhiên, suốt cả một phần lớn cuộc đời thơ ấu của tôi, tôi đã phiền bực phải làm phận gái. Tôi phiền bực phải mang phận gái trong cái xã hội của nam giới. Ở những nơi công cộng, tôi xét thấy cách đối xử dành riêng cho anh tôi, từ cách bố tôi giới thiệu anh cho tới cách mọi người tiếp đón anh. Anh tôi mặc áo tang đặc biệt trong ngày an táng bà nội tôi. Anh tôi được cầm ảnh bà tôi đi trước, còn tôi và các anh chị em họ phải đi sau. Anh tôi khác biệt. Một cách nào đó anh tôi đặc biệt. Trong sự ra đi của bà tôi, dù cái mất mát của chúng tôi bằng đều nhau, nhưng địa vị và thân phận anh tôi cao hơn. Từ lần đó, tôi thấy sự phân cách địa vị giữa nam và nữ trong nhiều khía cạnh đời sống chứ không riêng gì cảnh tang chế.

Sau cùng tôi quyết không chịu sựđối xử khác biệt nữa. Tôi bắt đầu đòi bố tôi dạy tôi về máy móc, xe cộ, nhu trình máy điện toán, và toán học như bố đã dạy anh tôi. Mặc dù sự đòi hỏi của tôi đã làm cho bố tôi túng túng, ông đã vui vẻ chìu tôi. Lúc lên bảy, tôi đòi bố chải và rẽ tóc tôi như ông đã chải và rẽ tóc ông và tóc anh tôi. Tôi chất vấn bố tôi tại sao tôi phải rửa bát trong khi bố và anh ngồi xem truyền hình. Tôi kiên trì phấn đấu tới khi cả gia đình tôi góp phần vào việc dọn dẹp sau những bữa ăn. Từ những trường hợp như vậy, bố tôi đã sửa đổi nhiều những suy nghĩ và hành động không công bằng. Dù những tư tưởng mới khác hẳn với những lối suy nghĩ và hành động mà ông đã hấp thụ, ông đã cởi mở tiếp nhận .

Tuy đã cố gắng nhiều, tôi vẫn gặp phải những trường hợp khiến tôi có cảm nghĩ như mình đang phấn đấu một cách vô vọng. Trong những lần gia đình hội họp, anh tôi vẫn được ngồi nơi danh dự vì anh tôi là cháu đích tôn, và là người con trai duy nhất trong giòng họ nội. Tôi đã dành một phần lớn đời mình tranh đua với anh tôi. Dù tôi trẻ hơn anh tôi hai tuổi, tôi muốn khả năng mình sánh bằng khả năng của anh. Dù vậy, trong khi tôi biết về toán hoặc những môn học khác tôi tranh đua được, tôi cũng chấp nhận có những môn tôi không sánh kịp. Lúc tôi lên tám, các bạn và anh tôi bắt đầu chơi thể thao. Trong môn côn cầu (hockey), với chiều cao một mét hai (1.2m),  tôi chuệnh choạng trên đôi giày bánh xe. Phải khó khăn lắm mới không ngã. Vì vậy tôi chỉ được giữ gôn mà cũng không xong. Chúi tới nghiêng lui, tôi phải dùng rất nhiều năng sức để khỏi ngã. Tuy nhiên, tôi vẫn cố tranh đua với anh tôi.

Sinh trưởng trong môi trường nam giới đã nhen nhúm trong tôi ước vọng làm tỏ khả năng của tôi, thay đổi thế giới của tôi dù chỉ là những thay đổi nhỏ bé, và tìm tạo một thế đứng cho phụ nữ. Trên nhiền phương diện, bố và anh tôi thách thức tôi khôn trưởng. Tư tưởng tranh đua thúc giục tôi làm những điều chính tôi lo ngại. Tôi tập luyện và đạt kết quả với môn trượt nước trước anh tôi. Tôi bấm bụng trèo lên những trò chơi xe nhào lộn, những trò chơi mà anh tôi ngại không chơi. Tất cả những chuyện nhỏ đó đã trở nên quan trọng đối với tôi. Tôi chọn những hành động giúp tôi chứng minh rằng tôi có đủ can đảm và nghị lực để sống hoà mình và tranh đua trong cái thế giới nam tử.

Tôi biết bố tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ chỉ là một người vợ. Tôi biết tư tưởng của bố tôi khác với tư tưởng của nhiều người cha trong nước Việt Nam. Từ một người ao ước có con trai để nối dõi, bố tôi đã đổi thế đứng. Có thể bố tôi vẫn còn đang thay đổi cách nhận xét về cuộc đời, nhưng bây giờ, tôi biết ông đã thấy những giá trị của tôi qua những thành quả gặt hái của tôi. Chắc chắn rằng qua sự nhu mì và khéo léo, người mẹ yêu quý của tôi đã lèo lái, để bố tôi cũng thấy sự thành công của ông trong những thành công của tôi. Bây giờ, không phải chỉ có sự thành đạt của con trai, mà cả sự thành đạt của con gái cũng mang vui tươi, thoả mãn về cho bố tôi.

Trong một thể thống xã hội đã kết tụ bằng truyền thống của nhiều thế hệ, và nung đúc thành phong tục của hàng trăm năm, làm sao phụ nữ có thể thay đổi để xã hội thấy được giá trị thực chất của họ? Gần đây, Kavita Ramdas, vị lãnh đạo cơ quan Tài Trợ Hoàn Vũ cho Phụ Nữ, so sánh công cuộc thay chuyển lối suy nghĩ của xã hội như việc nấu cơm. Bà nói rằng, cần phải có than nóng bên dưới và than nóng bên trên. Cần phải có sự khao khát thay đổi nơi cội rễ, nơi từng cá nhân. Những ai mong muốn xã hội nhìn vào khả năng của phụ nữ qua một lăng kính mới, cần chứng minh và bày tỏ khả năng của phụ nữ. Đó là lửa than bên dưới. Cùng lúc đó, cần phải có những sinh hoạt từ bên trên. Bà Ramdas nói rằng, hầu hết thế giới hôm nay, “bên trên” vẫn còn bao gồm nam giới. Vì vậy các đấng làm cha, các người phận nữ nhi, đàn ông, đàn bà đều có phần trong câu giải đáp; đều có phần làm lửa than từ bên trên.

Giá trị đời sống của tôi trong thể thống gia đình đã không thay đổi trong một ngày. Cái quá trình tôi trải qua không phải dễ dàng và cũng không phải tự động. Tôi nhận biết đã có nhiều cố gắng từ cả đôi bên. Tôi tranh đấu để được đối xử như anh tôi, và bố tôi đã nhẫn nại lắng nghe để biết rằng tôi cũng có thểđóng góp nhiều. Tôi hy vọng và ao ước những cô gái và những phụ nữ đọc những giòng tâm sự này của tôi, sẽ cố gắng gặt hái hết những gì trong tầm khả năng của mình; sẽ cố gắng để mình cũng có tên tuổi. Tôi cũng mong những người cha đọc những giòng tâm sự này của tôi, sẽ cố gắng nâng đỡ con gái của các ông, như các ông đã và đang nâng đỡ con trai của các ông. Trong thế giới hiện đại, rất nhiều tiềm năng của phụ nữ đang bị mai một. Tôi tin chắc rằng khi các người cha dưỡng dục con gái như họ dưỡng dục con trai, người phụ nữ tương lai sẽ có cơ hội sửa đổi những khó khăn hiện tại.

Trong niên học vừa qua, tôi đã có cơ hội sống ở Việt Nam và kinh nghiệm được những dị biệt phong tục. Những dị biệt mà tôi chỉ được biết rất qua loa khi chưa sống ở Việt Nam. Hoàn toàn hoà mình vào đời sống người Việt, tôi thấy sự bất đồng nam nữ rõ ràng hơn. Từ đó, tôi dễ thông cảm với cách suy nghĩ và hành động của những người cha Việt Nam hơn . Hôm nay, tôi thông hiểu cách đối xử của bố tôi rõ ràng hơn bao giờ; đồng thời, tôi cũng rất cảm quý sự thay đổi của ông. Tôi thấy lối nhìn vào người phụ nữ còn cần nhiều thay đối. Tôi hy vọng tất cả mọi người sẽ góp phần để thay đổi lối nhìn ấy.

Tôi là con gái của bố tôi. Bố tôi luôn luôn nâng đỡ và hỗ trợ tôi trong đời sống. Tôi là con gái của bố tôi, một mối liên hệ mật thiết và rõ ràng dù quan sát từ bất cứ khía cạnh nào. Nơi bố tôi, tôi học biết tình yêu thương gia đình, tầm quan trọng của thân hữu, và giá trị của sự cần lao. Tôi và bố tôi có cùng một số tính nết, “ương bướng”, “vững chí” và “nhiều hoài bảo”. Là tạo tác của bố tôi, con người tôi hôm nay được bố tôi uốn nắn. Con người tôi và lối suy nghĩ của tôi được tu góp vì ông cư xử bình đẳng giữa tôi và nam giới. Dù tôi không là người nối dõi tông đường, tôi đã là một người con xứng đáng với niềm hãnh diện của bố tôi.

* Tạ ơn Mia đã khuyến khích tôi viết bài này. Cám ơn các bạn hữu và thân quyến đã giúp tôi duyệt sửa. cám ơn gia đình. Cám ơn bố.

Uyên Trần đã chịu nhiều ảnh hưởng trong đời. Mọi ảnh hưởng đều có một tầm mức quan trọng cách riêng. Tôi viết những dòng chữ này như một món quà nói lên lòng tôn kính bố của cô. Mặc dù bố cô sinh trưởng trong một truyền thống nam trưởng, ông ta đã và đang thấy những xoay chuyển tư tưởng.  Những xoay chuyển tư tưởng đó đã khiến ông trở thành một người có ảnh hưởng lớn trong những thành công của cô ta.

Please take the time to rate this post (above) and share it (below). Ratings for top posts are listed on the sidebar. Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. And join the conversation and leave a comment! Whether you are male or female, how has the Vietnamese patriarchal mindset a influenced your upbringing?  What effects do you think figures like Lady Triệu, the Trưng Sisters,  even the fictional Kiều have on Vietnamese society and its women?

2 COMMENTS

  1. Uyen Tran, thanks for making this about men and women. Your journey with your family sounds like all sorts of awesome. Oh, and you don’t have to give up your name. I didn’t. ^_^

    One of my favorite observations about Vietnamese and its relationship with women is actually in our áo dài. Who else gets to wear a functional dress that unapologetically celebrates the female shape as well as daily practicality? Many thanks Hai Bà Trưng (Trưng Sisters)! I’ve no doubt that they, and the other celebrated women, influenced a lot of our social thinking. The fact that their stories are preserved at all is reflective of the social mindset.

    As an adult, the patriarchy that I get from Vietnamese culture is less of a problem to me than the patriarchy I get from America. I’ve found myself struggling more against that kind of patriarchy, and the de-masculation of my brothers, than against traditional Vietnamese patriarchal values.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here