Anvi Hoàng & Tết 2013 ở Mỹ: Vietnamese American Intellectuals on Tết in the USA

There is no Tết without reflection. In this bilingual post, Anvi Hoàng introduces and translates into Vietnamese a supper-mini collection of Tết memories as your “food for thought” for Giao Thừa (Lunar New Year’s Eve). SCROLL DOWN for the English part; it comes after the Vietnamese. Included here are reflections on Tết from Nhi T. Lieu, Viet Thanh Nguyen, Thuy Vo Dang, and P.Q. Phan. The Vietnamese version was published in the Vien Dong Daily News 2013 Lunar New Year Edition.

Tet-Together. Photo courtesy of Thuy Vo Dang

Please subscribe or donate.

 Tết 2013 ở Mỹ: Tết buồn Tết trầm ngâm Tết nhạc Tết hớn hở

Viết bao nhiều cho vừa về Tết! Đây đã trở thành câu nói thể hiện cảm nhận đa dạng về Tết của người Việt Nam ở Mỹ trong thế kỷ 21. Cuộc sống của bao nhiêu thế hệ người Việt di cư trên đất Mỹ trong hơn 40 năm qua đã thay đổi và phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng hội nhập tích cực. Người Việt Nam ở Mỹ hầu như đã có mặt và thành đạt trong tất cả các ngành nghề ở Mỹ. Để bắt kịp cuộc sống với tần số quay rất cao này, cách suy nghĩ, cư xử của mỗi người đều thay đổi rất nhiều so với người Việt Nam ở quê nhà. Liệu cách họ nhớ đến Tết sẽ khác đi như thế nào.

Xin giới thiệu với bạn đọc suy nghĩ của một vài nhà trí thức Việt Nam ở Mỹ, những người đã nhận lời viết ra cảm nhận của mình về Tết để chia sẻ với bạn đọc Giai Phẩm Xuân Viễn Đông. Cho dù bạn đọc mang trong lòng tâm sự riêng về Tết, hoặc cho rằng: “Ôi, Tết mà. Ai chả biết”, khi đọc những suy ngẫm này, dù là buồn hay vui, đều thấy được tấm lòng của người viết trãi rộng trên trang giấy. Rất thân thương. Đều là người Việt Nam hết cả mà. Những suy tư rất khác nhau về Tết của người viết đã cho thấy ý nghĩa đặc biệt của Tết đối với người Việt Nam, cho thấy những thử thách họ phải đương đầu hàng ngày trong cuộc sống ở Mỹ, cũng như những trăn trở của họ về tương lai của cộng đồng. Những suy tư khác nhau đó cũng là bằng chứng về mức độ hội nhập của cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Cuộc sống trong thời đại kỹ thuật cao khi mà ranh giới giữa các nước dường như được thu hẹp lại thì ranh giới trong nhận thức và tâm linh con người một nửa mở rộng một nửa co hẹp – lý do đơn giản là vì thế giới càng hòa nhập thì người ta càng ý thức được trách nhiệm phải giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của mình để đừng bị hòa tan trong biển lớn. Vậy nên mối liên kết giữa những người cùng sắc tộc lại càng mạnh hơn. Và Tết vẫn là dịp để mọi người Việt Nam cùng nghĩ về một hướng, về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Gợi nhớ về Tết và chiến tranh

Tết không có gì vui vẻ trong gia đình tôi ở Sài Gòn là vì tôi lớn lên thiếu vắng cha. Cha tôi đã thoát đi Mỹ sau khi Sài Gòn thất thủ. Sự vắng mặt của cha làm cho mẹ tôi và gia đình khó mà có thể đánh dấu một Năm Mới bằng niềm vui khi mà chiến tranh đã làm rạn nức gia đình chúng tôi như thế này. Ngay cả khi gia đình tôi đoàn tụ vào năm 1980, không khí ảm đạm của Tết vẫn còn lảng vảng chung quanh và tôi không tài nào hiểu được điều này cho đến khi tôi trưởng thành.

Nhớ lần đầu tôi nghe từ “Tết trên TV Mỹ, từ Tết được dùng trong hoàn cảnh này không nói gì đến việc người ta ăn mừng Năm Mới Âm lịch ở châu Á hay ở các cộng đồng người lưu vong, mà Tết là ám chỉ vụ Tổng tấn công vào năm 1968. Thế là Tết được đưa vào vốn từ vựng tiếng Mỹ để nói đến một thời điểm lịch sử khi quân đội miền Nam Việt Nam và lính Mỹ bị thiệt hại nặng nề từ quân cộng sản trong thời điểm “ngừng chiến” này. Các đợt tấn công vào dịp Tết Mậu Thân đã làm cho cuộc chiến leo thang và tăng cường mức độ dã man từ cả hai phía, đồng thời đánh dấu một bước ngoặc quan trọng có tính cách báo trước một kết thúc có thể xảy ra. Tôi nhớ lại ký ức tuổi thơ này của mình khi tôi dạy lớp sau đại học đầu tiên về đề tài chính trị và văn hóa của thập niên 60, và khi sinh viên trong lớp đòi biết thêm về sự hiện diện của Mỹ ở Việt Nam.

Mặc dù những liên tưởng bi quan về Tết làm người ta nghĩ đến chiến tranh, nhưng trong gia đình Việt-Hoa của tôi Tết đã dần trở thành một dịp để mọi người ăn mừng sum họp gia đình và những bắt đầu mới mẻ. Đây là dịp mà tôi có thể dạy con về ngôn ngữ, về dân tộc, về truyền thống văn hóa – những phong tục vừa mang tính di sản văn hóa vừa là tập tục mới do người di cư tạo ra khi họ đến Mỹ và chọn nơi này làm nhà (Nhi T. Lieu).

Grandpa and grand child at Tet Festival in Austin, TX, 2012. Photo courtesy of Nhi Lieu

Tết những năm 1980s

Là một trong ba dịp lễ mà ba và mẹ tôi không phải làm việc từ 8 giờ sáng đến 10 giờ khuya. Hai dịp lễ khác là Easter và Christmas.

Những phong bì đỏ, dày và mỏng. Phong bì dày nghĩa là các tờ đô la nhỏ, một đồng và năm đồng. Phong bì mỏng có thể nhiều tiền hơn.

Một người bạn của gia đình cho tôi một trăm đô la vào dịp Tết mỗi năm cho đến khi tôi lên đại học. Không chồng, không bạn trai, không con, không bà con thân thuộc. Cô ấy cũng là người tị nạn như tôi, như tất cả những người Việt Nam mà tôi biết, cả đời cô làm việc không nghỉ ngày nào, cô không bao giờ chưng diện đồ đẹp.

Vào dịp Tết, tôi đóng bộ vet cứng ngắt và ngượng nghiệu chúc Tết những người lớn đang thích thú lắng nghe với phong bì đỏ trên tay. Những người bà con tôi biết tên đến thăm gia đình. Những người bạn tốt của ba mẹ cũng đến thăm nhưng tôi không tài nào nhớ được tên họ. Đó là những cái tên Việt Nam. Tôi không lớn lên ở Việt Nam; những cái tên Việt Nam là xa lạ đối với tôi. Kẹo mà ba mẹ đem về nhà cũng xa lạ như thế: kẹo gừng lạ, kẹo dừa dai, mứt hồng như mốc meo.

Tết là xa lạ, nhưng Tết mà tôi biết có thể là xa lạ đối với người Việt ở Việt Nam. Có ngày lễ nào còn như xưa khi mà đem nó là khỏi xứ sở của nó. Liệu một ngày lễ có còn như xưa không khi mà nó được hồi tưởng bởi những người đã xa xứ. Liệu lính mặc đồng phục có diễn hành chào mừng Tết ở Việt Nam như lính ở San Jose. Những người lính không có tổ quốc, không có quân đội, không có mục đích. Những người lính có lòng tự hào và có lẽ một chút chua chát. Tết nghĩa là năm mới và may mắn, nhưng dường như người ta đi ngược về quá khứ. Đôi khi họ dường như thật buồn.

Ngay cả bây giờ, sau nhiều năm, tôi vẫn có thể nhớ lại nỗi buồn không thể nói thành lời đó. Thế nhưng có cố gắng thế nào đi nữa thì tôi cũng không nhớ được là mình đã mua gì với những đồng đô la trong các phong bì đỏ (Viet Thanh Nguyen).

Suy ngẫm về Tết-Together

Lúc tôi học trong chương trình sau đại học ở trường đại học UC San Diego, có rất ít sinh viên người Mỹ gốc Việt theo đuổi chương trình này trong ngành Xã hội hoặc Nhân văn. Lúc đó, làm một người trí thức Mỹ gốc Việt ở đây rất cô đơn. Vì vậy tôi và một số bạn trí thức Nam California “chữa cháy” bằng cách tổ chức một buổi Tết potluck hàng năm. Dần dần, buổi potluck này trở thành cái tôi gọi là “Tết-Together”. Thức ăn luôn mang người ta lại gần nhau hơn, nhưng mục đích cuối cùng của chúng tôi vẫn là tạo nặn ra một môi trường để chúng tôi có thể giúp đỡ và khuyến khích nhau tiếp tục công việc đổi mới những nghiên cứu về Việt Nam cũng như về cộng đồng người lưu vong.

Chúng tôi thành lập một nhóm đọc (reading group) mà chúng tôi trìu mến gọi là “Nhóm” với mục đích để củng cố tiếng Việt của mình, để chia sẻ ý kiến, và để giúp đỡ lẫn nhau trong môi trường đại học cạnh tranh khắc nghiệt ngày nay. Rồi thì “Nhóm” của chúng tôi trở thành người tổ chức buổi tiệc Tết-Together hàng năm. Những bữa tiệc của chúng tôi thường rất đơn giản: nhiều món ăn Việt Nam ngon lành, một chút bài bạc (Bầu Cua Tôm Cá, Lô tô) và thỉnh thoảng xả láng với karaoke!

Đã mười năm, và truyền thống Tết-Together của chúng tôi vẫn tiếp tục, mỗi năm còn mở rộng thêm bao gồm những người bạn mới trong nhóm những người trí thức, những người hoạt động xã hội và những nghệ sĩ ngày càng trở nên đông đảo trong cộng đồng. Tôi thấy mình may mắn được bao quanh bởi những người trí thức tuyệt vời, những người đã khơi dậy trong tôi niềm tin rằng môi trường học thuật cũng có thể là một môi trường thân thiện đối với người Mỹ gốc Việt. Vì vậy mỗi năm khi gần đến Tết, tôi háo hức mong chờ cuộc họp mặt này với những người bạn yêu qúy của mình cũng như mong chờ cơ hội quen biết những người bạn mới (Thuy Vo Dang).

Tết Việt Nam

Sống ở một thành phố nhỏ miền Trung Tây nơi cộng đồng người Việt hầu như không có, Tết chẳng khác nào một ngày bình thường trên tờ lịch. Thế nhưng ký ức mạnh mẽ và sống động của tôi về Tết làm tôi có cảm giác như Tết chỉ mới ngày hôm qua thôi. Dù bao nhiêu năm rồi không đón Tết kiểu quê nhà như khi còn nhỏ, nhưng lúc nào tôi cũng có thể nhớ lại mùi pháo Tết, mùi bánh chưng, bánh tét mới nấu, mùi bánh nổ, mùi mứt và vô số các món ngon lành khác làm cho Tết trở thành một dịp lễ đáng nhớ nhất trong tâm trí tôi. Đặc biệt nhất có lẽ là âm thanh Tết ở Đà Nẵng và vùng thôn quê.

Vào dịp Tết, đình làng Đà Nẵng tràn ngập tiếng kèn, trống, cồng, chiêng xập xình khắp nơi thật đinh tai. Còn các nhà đồng bóng thì ngụp lặn trong tiếng nhạc giừng giựt như ám ảnh làm nền cho cô/cậu đồng đang cố tìm cách liên lạc với thân nhân ở thế giới bên kia của thân chủ họ trước khi hết năm cũ. Ở quê thì nhộn nhịp hơn nữa nhưng với những tiếng động vui tươi và tràn đầy sức sống của trò chơi bài chòi. Người ta hát bài chòi như thể thanh niên hát nhạc rap bây giờ vậy. Rồi thì mỗi tối, rạp hát trong làng như biến thành một viện bảo tàng ngoài trời với vô số các màn biểu diễn hát bội đủ các tuồng tích khác nhau. Tết là thời điểm mà người ta nghe thấy tiếng nhạc nhiều nhất và đi xem các buổi diễn đông nhất – bao gồm đủ các loại từ tôn giáo đến giải trí nhẹ đến kịch nghiêm chỉnh. Chừng nào tôi còn sống thì sự yêu thích Tết của tôi không tách rời khỏi ký ức về những hoạt động văn hóa này. Nghĩ lại, tôi nhận ra rằng tôi càng thích Tết bao nhiêu thì tôi lại càng yêu thích âm nhạc bấy nhiêu, và chính “cuộc tình” tay đôi này với Tết là hạt giống khiến tôi trở thành nhà soạn nhạc như ngày nay (PQ Phan).

Photo courtesy of PQ Phan

**********

Tết 2013 in America: Reflective, Pensive, Excited, or Musical?

Tết is as homogeneous to Vietnamese people as Thanksgivings is to the Americans, or so I used to think. The idea that Tết is sad or anything but cheerful sounds pretty bizarre to me, given that Tết is an occasion for family union and renewal. For those who hold the same thought, well, welcome to the twenty-first century! The contemporary Vietnamese community in America is a handful of thoughts and ideas and feelings. Homogeneity in political or Tết thinking is not their strong suit.

A sample of reflections below is from a few Vietnamese American intellectuals who agreed to take time and wrote about Tết to share with the readers of The Viễn Đông Daily News Tết Edition. This collection does not speak for all, but is diverse enough to show how significant and special Tết is to the Vietnamese; to reveal the challenges they encounter in everyday life in America; to exhibit the degree of their adaptation to American life; and to expose their concerns for the future of the Vietnamese communities.

While developments in the high-tech era have seemed to make the various borders between countries seem porous, the ones in human perception and spirituality are not moving in the same direction. Instead, they take an hour-glass shape separating the “ours” and the “theirs” into two spheres, this coming from the contemplation that the melting down of borders would gradually dissolve one’s claim to their territory. Be it the case, let Tết be a unifying force among the Vietnamese all around, and let their reflections be a merging stream in the fountain of peace and hope and positive Vietnamese traditions old and new.

Recalling Tết and War – Nhi T. Lieu

Tết was not particularly celebratory in my family, mainly because I grew up without my father who had fled to the United States after the fall of Sai Gon. His absence made it difficult for my mother and our family to mark each New Year with joy knowing that the war had fractured our family. Even when my family was reunited in 1980, the darkness of Tết still lingered. I did not quite understand why until I became an adult. I can trace it to the time when I first heard the word “Tết” uttered on American television. But the mention of Tết in that instance was not about common celebrations of Lunar New Year among many in various places in Asia and the diaspora. Rather, it was in reference to the Tết Offensive of 1968. Tết entered the American lexicon through this particular moment in history when the South Vietnamese and U.S. military troops suffered surprise attacks by the communist forces during a period of “cease fire.” The waves of attacks in the Tết Offensive elevated the war, intensified brutality on both sides, and marked a critical turning point to forecast a one possible outcome. I was reminded of this moment of my childhood when I taught my first course in graduate school on the politics and culture of the 1960s as students demanded to learn more about American presence in Viet Nam. While the negative associations of Tết serve as a powerful reminder of the war, Tết has also come to mean a celebration of family and new beginnings for my bicultural Chinese-Vietnamese family. This occasion allows me to teach my children about language, ethnicity, and cultural practices, partly carried from our cultural heritage, and partly invented as immigrants who have made the United States our home.

Viet Thanh Nguyen

Tet 1980s – Viet Thanh Nguyen

One of the three holidays when my mother and father did not work from eight in the morning until ten at night. The others, Easter and Christmas.

Red envelopes, thick and thin. Thick envelopes meant small bills, ones and fives. Thin envelopes might be worth more.

One family friend gave me a hundred dollar bill every Tet until I was in college. No husband, no boyfriend, no children of her own, no relatives I knew of. She was a refugee like me, like all the Vietnamese I knew. She worked every day of her life. She never wore nice clothes.

On Tet, I wore a stiff suit, made an awkward speech to amused adults bearing red envelopes. Relatives whose names I knew visited our house. Good friends of my parents too, whose names I could never remember. They were Vietnamese names. I had not grown up in Vietnam; Vietnamese names were alien to me. The candy my parents brought home was alien too. Strange ginger, chewy coconut, dried persimmons with the appearance of fungus.

Tet was foreign to me, but the Tet I knew might be foreign to the Vietnamese in Vietnam. Is a holiday ever the same when taken out of its native land. Is a holiday ever the same when remembered by people who have lost their land. Did soldiers in uniform march in Tet celebrations in Vietnam, like they did in San Jose, California, the USA. Soldiers without a country, without an army, without a purpose. Soldiers with pride and perhaps bitterness. Tet was new year and good luck, but people seemed to look backward. They sometimes seemed so sad.

Even now, years later, I can remember their unspoken sadness. Still, no matter how I try, I cannot remember what I bought with the dollars in those red envelopes.

Reflecting on Tet-Together – Thuy Vo Dang

When I was in graduate school at UC San Diego, there were very few Vietnamese Americans pursuing a post-baccalaureate degree in the Humanities or Social Sciences. At the time it was a very lonely place to be a Vietnamese American intellectual. So the remedy I and a few other Southern California academics came up with was to throw an annual Tet potluck. Over time it evolved into what I call the “Tet-Together.” Food always brings people together, but the ultimate goal was to carve out a supportive and stimulating environment to keep up the work of transforming knowledge production about Vietnam and the diaspora.

We organized a reading group (what we fondly refer to as our “Nhom”) with the goal of strengthening our Vietnamese language, sharing ideas, and being a resource for each other in the tenuous landscape of the modern university. This Nhom became the host for the Tet-Together party every year. The parties are always very simple: a plethora of delicious Vietnamese food, some light gambling (Lo to and Bau Cua Tom Ca) and sometimes we indulge in the popular Vietnamese leisure activity, karaoke!

It has been ten years since our first potluck and the “Tet-Together” tradition continues, expanding each year to include new friends from our ever-growing academic, activist, and artist circles. I am very fortunate to be surrounded by so many amazing intellectuals who inspire me to believe that academia can be a hospitable place for Vietnamese Americans. Thus, when Tet approaches each year I eagerly anticipate this reunion with beloved friends and the possibility of forging new friendships.

Tết Việt Nam – P.Q. Phan

Living in a Midwest small town where the Vietnamese community is almost non-existent, Tết is just another day in the calendar. Yet my strong and vivid memory of it makes it seem as if Tết was here yesterday. Regardless of how many years I have not experienced Tết the way it was in Việt Nam during my childhood, I can always recall the smell of phosphate from fireworks, of freshly cooked bánh chưng, bánh tét, bánh nổ, mứt, and countless other goodies that make Tết the best celebrated holiday in my memory. Most special of all are the sounds of Tết activities in Đà Nẵng and its countryside.

During this time, the đình (communal pavilion) was filled with their big strange sounds of the quadruple kèn and trống and cồng chiêng while nhà đồng bóng (séance house) submerged in the agitated loud haunting sounds of music from the medium who tries to communicate with their patrons’ dead loved ones before the year’s end. In the countryside, the atmosphere was even more excited as the air was filled with exuberant and joyful sounds of bài chòi (bingo game). People sing bài chòi like rappers do these days.

Then every night, the theater turned into an open air exhibition of a broad range of hát bội repertoire (traditional theater performances). Tết became the time when music was most heard with performances covering various functions from religious rites to light entertainments to formal theatrical works.

My love for Tết is inseparable from these musical activities as long as I live. Looking back, I realize that the more I love Tết the more I love music, and this long-term love affair with music from Tết is the seed to what I become today as a composer.

_

Nhi T. Lieu: Giáo sư ngành Nghiên cứu về Hoa Kỳ, Người Mỹ gốc Á, Phụ nữ và giới tính – trường Đại học University of Texas ở Austin / Assistant professor of American Studies, Asian American Studies, and Women’s and Gender Studies, University of Texas at Austin.

Viet Thanh Nguyen: Giáo sư ngành Văn chương Mỹ, Nghiên cứu về Hoa Kỳ, Nghiên cứu về Sắc tộc – trường Đại học University of Southern California ở California / Associate Professor of English and American Studies and Ethnicity, University of Southern California.

Thuy Vo Dang: Giảng viên, Giám đốc Chương Trình Lịch Sử Truyền Khẩu Người Mỹ Gồc Việt tại Đại học University of California ở Irvine / Lecturer, Director of the Vietnamese American Oral History Porject at UC Irvine.

PQ Phan: Giáo sư ngành Sáng tác âm nhạc – trường đại học Indiana University Jacobs School of Music ở Indiana / Associate Professor of Music Composition, Indiana University Jacobs School of Music in Bloomington.

Anvi Hoàng makes it one aim to celebrate Vietnamese people everywhere in her writing. She is currently working on her first book.

________________________________________________________________

Do you enjoy reading diaCRITICS? Then please consider subscribing!

Please take the time to rate this post (above) and share it (below). Ratings for top posts are listed on the sidebar. Sharing (on email, Facebook, etc.) helps spread the word about diaCRITICS. And join the conversation and leave a comment! Do you have a different memory of Tết? What part does it play in shaping your memory or your life ?

________________________________________________________________

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here