Không Chỉ Là Một Câu Chuyện Trở Về Lại Việt Nam

Don Wallace bình luận tiểu thuyết Lửa Hè của tác giả Thuy Da Lam.

Lửa Hè của Thuy Da Lam. Nhà xuất bản Red Hen Press, được phân phát bởi Ingram Publisher Services.

Một loại sang chấn đặc biệt làm nên nền tảng cho sự tinh tế nhưng lại rất phiêu lưu trong câu chuyện kể về chuyến trở về quê nhà Việt Nam của Lâm Dạ Thủy, lấy bối cảnh năm 1991, ngay sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được cái gọi là “nối lại bang giao,” coi đó như sự đồng ý giả vờ như là Hoa Kỳ chưa từng thả xuống Việt Nam một lượng bom đạn lớn gấp hai lần số bom đạn được thả trong Đệ II Thế Chiến, coi như là chúng ta chưa từng rải chất độc Da Cam xuống những cánh rừng của họ và để lại các di chứng các thế hệ trẻ em sau này.

Gần như ngay lập tức, các cựu binh Mỹ đã bắt đầu trở lại Việt Nam, nhiều người về để đuổi theo những bóng ma của họ khi họ vẫn còn là những người lính trẻ, để họ tự mình trải nghiệm sự tha thứ còn vương đọng đâu đó từ người Việt Nam hoặc để đối mặt và có lẽ chuộc tội với cảm giác tội lỗi của những người vẫn còn sống hay những loại khác.  Nhưng cuốn tiểu thuyết đáng kinh ngạc này không phải như vậy.

Thay vào đó, ta có một nhân vật Maia trẻ tuổi, một “thuyền nhân” tị nạn, theo cách gọi một cách nhẫn tâm thời bấy giờ, trở về từ Little Saigon, một điểm nóng cho sự nghiêm ngặt của những người lính Việt Nam Cộng Hoà kiên cường tại Quận Cam, California. Cô ấy đang thực hiện một sứ mạng bí mật để gửi một thông điệp tới những người Kháng Chiến, rằng những người lớn tuổi chống cộng bền bỉ, vẫn tin rằng có một ngày nào đó họ sẽ lật đổ chế độ độc tài mà đã đuổi người Mỹ ra đi (và, trong lịch sử, đã đẩy lùi Pháp, Trung Quốc, và những kẻ xâm lược khác). Thêm nữa, cô cũng tìm kiếm những gì đã trở thành mẹ của cô ấy, người mà bao năm trước đã ép buộc bé Maia và cha của bé lên chiếc thuyền dành cho phụ nữ và trẻ em, trong khi đó chính bà lại lên chiếc ghe bất hạnh dành cho đàn ông.

Chúng ta cũng được biết sứ mạng đầu tiên của Maia, nhìn một cách thực tế,  không đi đến đâu từ cảnh ban đầu trong khu rừng mưa ẩm ướt, nơi tổ chức Kháng Chiến đóng quân. (Những anh chàng này khiến những diễn viên của film Tropic Thunder trông giống như Navy SEALs.) Còn việc đoàn tụ với mẹ cô ấy, tôi dự đoán một khoảnh khắc siêu thực, chớp-mắt-bạn-sẽ-không-thấy-được, có gì đó liên quan đến ma hoặc gặp lại người được tái sinh. Nhưng tôi đã bị bất ngờ.

Thuy Da Lam (Ngô Anh Khôi)

Bất ngờ là cách thức mặc định của Dạ Thủy. Văn của cô trái chiếu những điều qua thực tế quan sát—“Các con đường mòn xưa của sự hy sinh xương máu trước đây giờ đã thu hút những khu tái định cư, các doanh nghiệp địa phương, và sân gôn quốc tế”—với đối thoại vô cảm: “Lẹ lên!” cô gái từng bán bar, tên Na, nói với Maia. “Tên lùn sẽ giao tiếp với người chết.” Và, vâng, chú lùn làm đúng điều đó. Khi Maia tiếp tục, cô thu hút một đoàn lữ hành với những kẻ kỳ dị và những sinh vật mang sự tượng trưng, bao gồm có người em trai sinh ra tại Hawaiʻi của một cựu binh Mỹ đã đào ngũ trong cuộc chiến.

Gabriel García Márquez kể một câu chuyện có thật về bài viết đầu tiên của mình khi được dịch sang tiếng Anh, rằng các nhà phê bình Châu Âu gọi đó là Hiện Thực Huyền Ảo và những nhà phê bình người Mỹ không thể tưởng tượng ra những điều ông viết là có thật. Có vẻ như trường hợp của Dạ Thủy cũng vậy. Chúng tôi theo dõi câu chuyện của cô ấy một cách dễ dàng, chắp nối các manh mối, dự đoán cuộc khủng hoảng tiếp theo, chỉ để nhận ra chúng tôi đã đoán sai. Những gì chúng ta nghĩ là một giấc mơ trở thành hiện thực và đôi khi hành động diễn ra trong trạng thái mơ màng với những hậu quả thực sự. Tuy nhiên, tất cả đều cảm thấy vững vàng bởi cách quan sát cẩn thận của cô; thậm chí cô còn chú thích một số tài liệu tham khảo, những bài hát, bài thơ, quan sát (cuốn sách này là luận án tiến sĩ của cô tại Đại Học Hawaiʻi-Mānoa). Những câu văn của cô rất chính xác và hiệu chuẩn cho đọc lại lần thứ hai và thứ ba. Trong đó có sự hài hước, và những cuộc đối thoại ngớ ngẩn đến ngạc nhiên giống như trong vở kịch của nhà văn Samuel Beckett. Các nhân vật rời nhau và tái diễn như những sợi ADN.

Đôi khi, nhà văn đem lại một cảm giác như các nhân vật đang ở trong một nhạc hội vaudeville: Khi một nhóm bảo vệ có mục đích ngăn chặn Maia và đã tống cô ta vào tù, cô gái quán bar Na giúp đánh lạc hướng họ bằng karaoke. Ngoài ra còn có một chú mèo con và một con lạc đà có vị trí quan trọng, cả hai điều mà tôi không đoán trước, nhưng vẫn chấp nhận, giống như một tầm nhìn trong phim Fellini. Thực chất hơn, cuốn tiểu thuyết không biểu cảm này viết một cách thành thục xoáy quanh quá khứ và hiện tại đan quyện với nhau; người dân làng Thời Kỳ Đồ Đá và chế độ hà khắc của quan chức nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; người đã ra đi và người còn ở lại; sự đau buồn và không ràng buộc với thời gian của Maia; và JP Boyden—người khách du lịch giả vờ ngu ngơ, anh ta cũng đang thực hiện một nhiệm vụ bí mật để tìm người anh mất tích của mình.

Câu chuyện kết thúc không giống như bạn nghĩ.

Sinh ra ở Qui Nhơn, Dạ Thủy đang giảng dạy tại Kapiʻolani Community College. Sau khi đến Mỹ lúc 9 tuổi, năm 1981, cô lớn lên ở Philadelphia, điều mà tôi muốn nghĩ là gây ra cuộc đối thoại dí dỏm có thể từ một vở kịch của Ben Hecht, như một câu chuyện Từ Philadelphia đến Sông Hương. Sự nghiêm khắc trong những câu chữ và suy tư của cô có thể đến từ sự tập trung về triết lý trong khóa học của cô, nhưng sự lựa chọn cuộc sống của một nhà văn giải thích những bức màn khói hư ảo của câu chuyện, nâng lên và rơi xuống trên bối cảnh của cô giống như làn sương mù trên sông. Một nghệ sĩ chân chính, cô ấy có thể làm đồ gốm sứ, hoặc vẽ màn hình cửa. Nhưng thay vào đó, cô ấy đã cho chúng ta cuốn tiểu thuyết này—và sự ma mị của nó—trong khi giữ lại bất kỳ điều quyết định dễ dàng nào. Cuộc sống cũng giống như vậy.

Lửa Hè của Thuy Da Lam. Nhà xuất bản Red Hen Press, được phân phát bởi Ingram Publisher Services.

Dịch giả: Van Ngo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here