Hội Nghệ sĩ Việt Nam Hải ngoại DVAN lên tiếng về bạo lực đối với người Mỹ gốc Á Châu

Trong niềm thương tiếc sâu xa và nhằm lên án tội ác, bản lên tiếng này là một trong nhiều nguồn hỗ trợ, sự đoàn kết và ủng hộ gần đây trước vụ thảm sát mang tính chống người gốc Á diễn ra tại tiểu bang Georgia vừa qua. Chúng tôi ghi nhận các nỗ lực và tình thương của các tổ chức gốc Á đã, và đang còn tiếp tục, đẩy mạnh công trình phối hợp cuộc vận động từ hạ tầng, hiệp thông giúp đỡ và tìm công lý cho cộng đồng chúng ta. Trong thời kỳ khủng hoảng, một tuyên ngôn chỉ có thể góp phần nhỏ vào công cuộc chung tìm kiếm một giải pháp chính trị, trong khi không quên dành phần lớn quan tâm tới những khát khao của các nạn nhân và gia đình. Do đó, chúng tôi viết tuyên ngôn này như một phần của một phong trào tập thể nhằm chấm dứt không chỉ bạo lực đối với phụ nữ gốc Á mà còn xây dựng các các điều kiện căn bản dựa trên dòng suy nghĩ của môn Nghiên Cứu Chủng Tộc.

Hội Nghệ sĩ Việt Nam Hải ngoại (The Diasporic Vietnamese Artists Network – DVAN) xin gửi niềm thương xót tới tám nạn nhân của vụ thảm sát ở Georgia và các gia đình. Vào ngày 16 tháng Ba, 2021, một thanh niên da trắng có tư tưởng da trắng thượng đẳng đã cố tình bắn chết sáu phụ nữ gốc Á tại ba tiệm xoa bóp và tắm hơi. Đây không chỉ là một sự phô bầy bạo lực đơn lẻ có tính kỳ thị chủng tộc,  kỳ thị giới tính và tình-dục-hóa người phụ nữ, mà trực tiếp liên quan đến việc người Mỹ gốc Á bị tấn công tăng 150%  từ khi có đại dịch Covid-19 (thường bị các viên chức đảng Cộng hòa gán cho cái nhãn “vi rút Trung Hoa” hay “Kungflu – một cách chơi chữ của hai từ cúm và kungfu.” Thực tế, 68% nạn nhân trong 3,800 vụ tấn công chống người gốc Á là phụ nữ. Ngoài ra, những vụ tấn công này diễn ra đồng thời với những gì các cộng đồng gốc Á đã phải chịu đựng suốt thời kỳ đại dịch khi phụ nữ gốc Á đứng đầu trong số người thất nghiệp trong sáu tháng vừa qua và các tiệm do người gốc Á làm chủ bị buộc phải đóng cửa. Do đó, DVAN phản đối tuyên cáo hiện hữu của giới truyền thông và cảnh sát đã thản nhiên vô chính trị hóa vụ thảm sát vừa qua là của một người không có hành vi kỳ thị, một người chẳng may gặp phải  “một ngày tồi tệ” và là một người “bị tình dục ám ảnh.” Vụ tàn sát sáu phụ nữ gốc Á tại nơi họ làm việc và việc giới truyền thông từ chối không công nhận điều đó có động lực kỳ thị chủng tộc là phản ảnh của một ý thức hệ không công nhận dân Mỹ gốc Á vốn luôn bị ảnh hưởng bởi sự kỳ thị.

Dù vậy, thái độ kỳ thị người gốc Á trong năm đại dịch qua không phải là một điều tình cờ hay mới lạ. Vụ thảm sát tám nạn nhân và các cuộc tấn công người gốc Á là một phần của lịch sử đã có từ lâu của một Mỹ quốc có khuynh hướng đổ thừa cho dân gốc Á trong khi bóc lột người lao động, người di dân,người tị nạn và hình tượng thiểu số gương mẫu gốc Á. Cái gốc rễ đan bện chặt chẽ giữa kỳ thị chủng tộc và kỳ thị giới tính có thể tìm thấy trong chính sách của Mỹ. Vào năm 1875, Quốc hội Mỹ ban hành Luật Page nhằm “chấm dứt sự nguy hiểm do lao động rẻ mạt và phụ nữ vô đạo đức Trung Hoa” mang lại. Phụ nữ Trung Hoa, từ đó, đã bị định khuôn trong luật lệ Mỹ là gái điếm. Chính sách này sau cũng được áp dụng cho cả đàn ông Trung Hoa qua luật Cấm Người Trung Hoa (Chinese Exclusive Act) ban hành năm 1882, tạo nên sự kỳ thị, tấn công và trục xuất người di dân nam giới gốc Trung Hoa bị coi  là giống đàn bà, dơ dáy và do đó khó có thể hội nhập. Sự bóc qua việc coi người gốc Á và đặc biệt là phụ nữ gốc Á như một nguồn tình dục đã trở thành vấn đề không chỉ để khai thác sức lao động, và phân biệt đối xử trong  xã hội, mà còn trở thành vũ khí của đế quốc Hoa Kỳ trong việc dung túng bộ máy buôn bán tình dục tại hàng trăm căn cứ quân sự tại Châu Á. Qua nhiều thế kỷ, người phụ nữ Á Châu đã trở thành nền tảng cho việc khai thác tình dục và luật lệ chống di dân của Mỹ trong khuôn khổ mua bán cô dâu qua bưu điện (mail-order brides).

Bạo lực, như đã thấy qua vụ thảm sát tại Georgia, không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là việc đang xẩy ra. Như tác giả Sunny Woan viết trong cuốn White Sexual Imperialism, “Lịch sử đế quốc Tây phương tại Á đông và di sản còn tồn tại của nó đã trở thành nguồn lớn nhất của sự bất bình đẳng cho phụ nữ gốc Á ở hải ngoại hiện nay.” Hơn thế nữa, bạo lực chủng tộc không chỉ thành hình qua những tội ác riêng lẻ vì thù ghét, mà còn thể hiện hằng ngày qua cách người phụ nữ gốc Á bị đối xử như một thứ “có thể loại bỏ” trong khi “làm việc cả đêm lẫn ngày” và “coi sóc trẻ em và người già” trong “các việc có đồng lương thấp và bấp bênh.”

Cộng đồng DVAN cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi thái độ kỳ thị chủng tộc và thù ghét phái nữ đó. Trong thời gian sinh hoạt tập thể tại Pháp, nhóm nữ nghệ sĩ Việt gốc Mỹ She Who Has No Master(s) đã bị hiểu lần là thợ tình dục tại phi trường và bị nhìn như “gái Thái” khi các thành viên của nhóm đi dạo dọc theo Sông Seine trước khi dự một buổi sinh hoạt văn chương. Các chị trong ban điều hành cũng đã từng bị các nhà hảo tâm Mỹ hiểu lầm như thế.

Nói chung thì cộng đồng người Mỹ gốc Việt có liên hệ sâu xa trong các biến cố gần đây vì chúng ta cũng nằm trong khuôn khổ lịch sử của bạo lực do kỳ thị chủng tộc và kỳ thị giới tính. Suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam, nhiều lính Mỹ cũng đã từng phạm vào các tội kỳ thị, như vụ thảm sát Mỹ Lai. Sau chiến tranh, vào thập niên 1980, tầu bè của dân chài gốc Việt đã bị các thành viên KKK phá hủy trong Vịnh Mễ Tây Cơ, tiếp theo là vụ thảm sát trẻ em gốc Đông Nam Á ở Stockton, California. Vào năm 1996, cậu Lý Thiện Minh đã bị hai người da trắng có tư tưởng gia trắng thượng đẳng thuộc nhóm Tân Đức Quốc Xã đâm nhiều nhát dao cho tới chết; cô Trần Thị Bích Câu bị bệnh tâm thần đã bị một cảnh sát da trắng bắn chết ngay trước cửa nhà. Gần đây hơn, vào năm 2019, 39 nạn nhân người Việt bị chết thảm trong một vụ buôn  người. Gần hơn nữa, vào ngày 15 tháng Ba, 2021 Sở Di trú đã trục xuất 35 người gốc Việt mặc dù có lệnh ngưng trục xuất từ năm 2008 đối với những người đã tới Mỹ từ trước 1995 và sắc lệnh hành chánh hiện hành ngưng trục xuất 100 ngày. Luật lệ Hoa Kỳ, như lịch sử đã cho ta thấy, không trung lập mà phản ánh đặc tính văn hóa lập ra nhằm bảo vệ quyền lợi của người da trắng.

Đời sống của chúng ta sẽ được bảo đảm hơn khi chúng ta cùng đứng với nhau. Do đấy, chúng tôi tiếp tục thương tiếc, đấu tranh và tưởng nhớ.

Hãy cấp tốc hành động,
The Diasporic Vietnamese Artists Network

~

Sau đây là một số danh sách các tài liệu về chống bạo lực đối với người Mỹ gốc Á và bảo vệ phụ nữ gốc Á

Quyên Góp

Các Tổ Chức

Sách

  • Shirley Hune and Gail Nomura, eds.  Asian/Pacific Islander American Women: A Historical Anthology
  • Dragon Ladies: Asian American Feminists Breathe Fire, edited by Sonia Shah
  • Laura Huyn Yi Kang, Compositional Subjects: Enfiguring Asian/American Women
  • Eliza Noh. Asian American Women and Suicide (https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1300/J015v30n03_08)
  • Cathy Park Hong. Minor Feelings: An Asian American Reckoning
  • Sucheng Chan. Asian Americans: An Interpretive History
  • Robert G. Lee. Orientals: Asian Americans in Popular Culture
  • Erika Lee. The Making of Asian America: A History
  • Ron Takaki. A History of Asian Americans:Strangers From A Different Shore
  • Gary Okihiro.  Margins and Mainstreams:  Asians in American History and Culture
  • Gary Okihiro. Common Ground: Reimagining American History
  • Asian American Center for Advancing Justice. A Community of Contrasts: Asian Americans in the United States
  • Omi, Michael and Howard Winant.  Racial Formation in the United States: From the 1960s to the 1990s
  • Espiritu, Yen Le.  Asian American Panethnicity:  Bridging Institutions and Identities
  • Lipsitz, George. The Possessive Investment in Whiteness
  • Will Kimlicka. Multicultural Citizenship
  • Chou, Rosalind S. & Feagin, Joe R. The Myth of the Model Minority: Asian Americans Facing Racism.
  • Troubling Borders: An Anthology of Art and Literature by Southeast Asian Women in the Diaspora; edited by Isabelle Thuy Pelaud, Myriam Lam, Lan Duong and Cathy Nguyen
  • Nayan Shah. Contagious Divides: Epidemics and Race in San Francisco’s Chinatown
  • Arissa Oh. To Save the Children of Korea: The Cold War Origins of Korean Adoption
  • Sucheng Chan. The Vietnamese American 1.5 generation
  • Viet Thanh Nguyen. Nothing Ever Dies: Vietnam and The Memory of War
  • Catherine Ceniza Choy. Empire of Care: Nursing and Migration in Filipino American History 
  • Shamita D. Dasgupta. Body Evidence: Intimate Violence against South Asian American Women
  • Grace M. Cho. Haunting The Korean Diaspora: Shame, Secrecy, and the Forgotten War
  • Thi Bui, The Best We Could Do
  • Bao Phi. Sông I Sing
  • Carlos Bulosan. America Is in the Heart
  • Adrian Tomine. Shortcomings
  • Julie Otsuka. When the Emperor Was Divine
  • Fae Myenne Ng. Bone
  • Chang-rae Lee. Coming Home Again
  • Maxine Hong Kingston, The Woman Warrior
  • John Okada, No-No Boy 
  • Jhumpa Lahiri, Interpreter of Maladies 
  • Aimee Phan, We Should Never Meet: Stories 
  • R. Zamora Linmark, Rolling the R’s
  • Gene Luen Yang, American Born Chinese
  • Hisaye Yamamoto. Seventeen Syllables and Other Stories
  • Chang-rae Lee. A Gesture Life
  • Karen Tei Yamahita. I Hotel
  • Andrew Pham. Catfish and Mandala
  • Lung Ung. First They Killed My Father

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here