9 Days in the Spratly Islands / 9 Ngày Trên Quần Đảo Trường Sa

In Search of Peace and Sovereignty / Tìm Kiếm Hòa Bình và Chủ Quyền

  1. Artists | Nghệ Sĩ

On the vessel, there are five artists who each try to capture the sentiment of sovereignty in our art. As people become inspired, they share poems and songs over the vessel’s loudspeaker.

Trên tàu, có năm nghệ sĩ, mỗi chúng tôi đều cố gắng thấu hiểu cảm xúc về chủ quyền trong nghệ thuật của mình. Khi mọi người đã có cảm hứng, họ chia sẻ các bài thơ và bài hát qua loa phóng thanh của tàu.

Our delegation also includes performers who stopped at every island to entertain soldiers. I laugh as my dormmates join navy personnel and performers as they sing a nursery song. Following each other in a circle, they quack like ducks, wiggle imaginary ducktails, and flip their folded arms under their armpits. The most gorgeous văn nghệ is held under the stars on an island that has been lit up with blue and purple lights.

Phái đoàn của chúng tôi cũng có cả những nghệ sĩ, họ dừng lại tại mỗi hòn đảo để giải trí cho các chiến sĩ. Tôi cười khi các bạn cùng phòng của tôi tham gia với các nhân viên hải quân và các nghệ sĩ hát một điệu hát ru em. Nối đuôi nhau thành vòng tròn, họ kêu quác quác như vịt, ve vẩy đuôi vịt tưởng tượng, và vẫy hai cánh tay kẹp vào nách. Buổi văn nghệ hoành tráng nhất được biểu diễn dưới ánh sao trên một hòn đảo được chiếu sáng bằng những ngọn đèn xanh và tím.

Navy soldiers join a performer on stage. / Những người lính hải quân tham gia biểu diễn trên sân khấu. © 2021 Zora Mai Quỳnh.

I can’t help but tear up at the sweetness of the young soldiers as they lunge on stage one after another to offer flowers to female singers. After bringing up the flowers, they linger on stage, grinning like school boys next to the beautiful singers. Rarely was the stage not full of performers and soldiers as the act of entertaining, like most things I experience during my trip, becomes an opportunity for communal sharing and solidarity.

Tôi không kìm được nước mắt khi chứng kiến sự ngọt ngào của các chiến sĩ trẻ khi họ lần lượt lao lên sân khấu để tặng hoa cho nữ ca sĩ. Sau khi mang hoa lên, họ nán lại trên sân khấu, cười toe toét như học sinh bên cạnh dàn ca sĩ xinh đẹp. Ít khi sân khấu không có đầy đủ các nghệ sĩ biểu diễn và binh lính như một hoạt động giải trí, như hầu hết những gì tôi trải nghiệm trong chuyến đi của mình, điều này trở thành cơ hội để chia sẻ và đoàn kết cộng đồng.

Navy personnel watch as artist, Etcetera Nguyen sketches a soldier. / Nhân viên hải quân xem nghệ sĩ, Etcetera Nguyễn phác thảo một người lính. © 2021 Zora Mai Quỳnh.

On one of the island visits, two sketch artists attract large crowds of soldiers. One of the artists is award-winning painter, Trần Nguyên Hiếu, whose  etching paintings have traveled the world, visiting art galleries in Hà Nội, Hong Kong, Ho Chi Minh City, Norway, America, Japan, Sweden, and Finland. His etchings of the ancient streets of Hà Nội and Hội An, hailed to have been drawn with the “meticulous hands of a jeweler,” has brought this poetic exacting art form to Vietnam’s modern art scene.

Trong một chuyến thăm đảo, hai nghệ sĩ ký họa đã thu hút rất đông quân nhân. Một trong những nghệ sĩ từng đoạt giải thưởng là họa sĩ Trần Nguyên Hiếu, người có những bức tranh khắc đã được trưng bầy khắp thế giới, tại các phòng triển lãm nghệ thuật ở Hà Nội, Hồng Kông, Thành phố Hồ Chí Minh, Na Uy, Mỹ, Nhật Bản, Thụy Điển và Phần Lan. Những bức tranh khắc về phố cổ của Hà Nội và Hội An, được ca ngợi là vẽ bằng “Bàn tay tỉ mỉ của một người thợ kim hoàn, đã đưa loại hình nghệ thuật chính xác nên thơ này vào nền nghệ thuật hiện đại của Việt Nam.”

Metallic engraving: acid etching of Hà nội phố by Trần Nguyên Hiếu. / Khắc kim loại: Khắc axit Hà Nội phố của Trần Nguyên Hiếu. © Trần Nguyên Hiếu (found on Hiếu Art – Tranh khắc kim loại).


Video: Sketching Soldiers (lofi hip hop beat)| Ký họa những người lính (lofi hip hop beat)

Hiếu, widely popular with soldiers who call him “bộ” (“Pops”), wanders from island to island often by himself but never alone. He is like me in many ways, an artist who likes to sit and stare out at the sea, wandering in his thoughts, fishing for inspiration in the orange haze of the setting sun. He swiftly becomes one of my favorite people on the boat because unlike most people who think me strange for sitting in the boiling sun with my notebook or under the thunderous rain with my laptop, writing, writing, always writing, he accepts my activities as the normal insanity of an artist. I feel like he knows exactly why I am squatting alone staring bleakly out at the sea for he often comes to do the same, both of us holding hostage the soul of an artist in our bony ribs.

Anh Hiếu, được nhiều người quen gọi là “bộ” (“Pops”), thường xuyên lang thang từ đảo này sang đảo khác một mình nhưng không bao giờ đơn độc. Anh ấy giống tôi về nhiều mặt, một nghệ sĩ thích ngồi nhìn ra biển, miên man trong suy nghĩ, câu cá để tìm cảm hứng trong đám mây màu cam của mặt trời lặn. Anh ấy nhanh chóng trở thành một trong những người yêu thích nhất của tôi trên thuyền bởi vì không giống như hầu hết mọi người khác nghĩ tôi kỳ lạ khi ngồi dưới nắng bỏng với cuốn sổ hoặc dưới cơn mưa sấm sét với máy tính xách tay, viết, viết, luôn viết, anh ấy chấp nhận hoạt động của tôi như là sự điên rồ bình thường của một nghệ sĩ. Tôi cảm thấy như anh ấy biết chính xác lý do tại sao tôi lại ngồi xổm một mình mơ màng nhìn ra biển vì anh ấy thường đến làm điều tương tự, cả hai chúng tôi đều bắt giữ linh hồn của một nghệ sĩ làm con tin trong bộ xương gầy gò của chúng tôi.

Zora Mai Quỳnh with Trần Nguyên Hiếu on an island in the Trường Sa district. Zora Mai Quỳnh với Trần Nguyên Hiếu trên một hòn đảo thuộc huyện Trường Sa.

During these quiet reveries, he sits beside me, nursing a cigarette as he speaks about other artists – some who have passed away – something in the telling, an ode to the artists. I am happy to sit quietly and listen, lost in my own imaginings as he murmurs until his cigarette is done. Once finished, he stands up and announces, “I’ve come to the end of my cigarette,” before leaving me to continue my ruminations. Along with a sketch pad, Hiếu brings a pocket-full of phone cards to distribute to the young soldiers so that they can connect with families.

Trong những lúc trầm lắng này, anh ấy ngồi bên tôi, phì phèo điếu thuốc khi nói về những nghệ sĩ khác – một số người đã qua đời – một điều gì đó trong câu chuyện kể, một lời ca ngợi các nghệ sĩ. Tôi hạnh phúc khi ngồi yên lặng và lắng nghe, chìm đắm trong tưởng tượng của riêng mình khi anh ta lẩm bẩm cho đến khi hút xong. Sau khi kết thúc, trước khi anh ấy đứng lên và tuyên bố, “Tôi đã hút hết điếu thuốc,” để tôi tiếp tục suy ngẫm. Cùng với tập giấy nháp, anh Hiếu mang theo túi đầy thẻ điện thoại để phát cho các chiến sĩ trẻ để họ liên lạc với gia đình.


Video: Trần Nguyên Hiếu

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here