Home Blog Page 2

Đây là một câu hỏi: Tôi viết tiếng Việt (một bài thơ mãi chưa xong)

(Tiếng rao đêm, theo điệu vè của người bán thuốc diệt chuột, lặp vòng.)

Việt này
______Việt nọ
Việt đó
______Việt đây
Việt tây
______Việt đông
Việt lông
______Việt lá
Việt cá
______Việt tôm
Việt xồm
______Việt trụi
Việt nổi
______Việt chìm
Việt chim
______Việt bướm
Việt sướng
______Việt đau
Việt giàu
______Việt úi
Việt tủi
______Việt hờn
Việt nhờn
______Việt nhám
Việt ẩm
______Việt ương
Việt mưa tuôn
______Việt nắng hửng
Việt cứng
______Việt mềm
Việt thêm
______Việt bớt
Việt trớt quớt
______Việt nghiêm trang
Việt làng
______Việt nước
Việt được
______Việt thua
Việt rùa
______Việt thỏ
Việt nỏ
______Việt tên
Việt đi đêm
______Việt về sáng
Việt chạng vạng
______Việt hoàng hôn
Việt khôn
______Việt khéo
Việt héo
______Việt tươi
Việt đười ươi
______Việt trăm trứng
Việt đá thúng
______Việt đụng nia
Việt rìa
______Việt lõi
Việt mở mang bờ cõi
______Việt lập hội trồng tre
Việt nguôi ngoai hái chè
______Việt kết bè lau sậy
Việt cậy
______Việt nhờ
Việt sờ
______Việt nắm
Việt đắm
______Việt mê
Việt huề
______Việt lãi
Việt cãi
______Việt im
Việt dìm
______Việt đẩy
Việt rẫy
______Việt ruồng
Việt truồng
______Việt kín
Việt nín
______Việt ồn
Việt dồn
______Việt giãn
Việt mãn nhãn
______Việt hẩm hiu
Việt phiêu
______Việt bạc
Việt ác
______Việt hiền
Việt điên
______Việt tỉnh
Việt nịnh
______Việt trung
Việt ung
______Việt nhọt
Việt vọt
______Việt lùi
Việt bùi ngùi
______Việt hớn hở
Việt lỡ
______Việt lầm
Việt mâm
______Việt đĩa
Việt ông địa
______Việt bà giời
Việt thôi nôi
______Việt miên viễn
Việt hẹn
______Việt thề
Việt quê
______Việt phố
Việt cuồng nộ
______Việt trầm ngâm
Việt mưa dầm
______Việt gió bấc
Việt nhặt
______Việt khoan
Việt ngoan
______Việt dữ
Việt cầm cự
______Việt xung phong
Việt ngồi không
______Việt lập cập
Việt hấp tấp
______Việt lừ đừ
Việt nhừ
______Việt sống
Việt mộng
______Việt mê
Việt dầm dề
______Việt thoăn thoắt
Việt nhát
______Việt lì
Việt bì
______Việt mỡ
Việt nợ
______Việt vay
Việt đầy
______Việt cạn
Việt hạn
______Việt tràn
Việt ngang Việt dọc
______Việt nam bắc đông tây
Việt này
______Việt nọ

________________________________________

Tiếng Việt chấm tôi: mi là người Việt.
Tiếng Việt phẩy tôi: mi là người Việt,
Tiếng Việt chấm phẩy tôi: mi là người Việt;
Tiếng Việt nhắc tôi: mi là người Việt!
Tiếng Việt nẹt tôi: mi chỉ là người Việt.
Tiếng Việt bẻ bai tôi: mi cũng là người Việt?
Tiếng Việt xướng danh tôi: mi không hổ danh người Việt!!!
Tiếng Việt càu nhàu tôi: mi rặt Việt!
Tiếng Việt rì rầm tôi: mi đặc Việt!
Tiếng Việt ai oán tôi: mi loãng Việt.

Tiếng Việt và tôi.
Tiếng Việt nhưng tôi.
Tiếng Việt những tôi.
Tiếng Việt lẻ tôi.

Tiếng Việt bọc tôi, tôi im lìm Việt.
Tiếng Việt bóc tôi, tôi lì lợm Việt.


Không thể thế nào cũng được. Xếp vào hộp Vô Loài.


Theo đường lông ngỗng, lần dấu những xe tải đông lạnh. Ô, hương phở tỏa bốn phương, xa và rộng.

Chữ đượm mùi ngây, đến nỗi tôi tuyệt vọng muốn trữ nó, cho một triển lãm trong bảo tàng mùa đông, sắp sửa,

 

 

Note: This poem is also presented on a digital display panel on the balcony above the main entrance of Bürgeramt Rathaus Tiergarten Berlin, as a part of Displayed Words project, curated by Fabian Schöneich, Nan Xi and Lou Ferrand, CCA Berlin and Mathias Zeiske, DAAD. On view from December 2023 until 30 April 2024. https://displayedwords.org/

[read English translation]


Nhã Thuyên secludedly anchors herself to Hà Nội, Việt Nam and stays within borders of languages, translations and poetic exchanges. Her most recent books are bất\ \tuẫn: những hiện diện [tự-] vắng trong thơ Việt with its English edition: un\ \martyred: [self-]vanishing presences in Vietnamese poetry (Roofbook, USA, 2019) and moon fevers (Tilted Axis Press, UK, 2019). She’s been talking to walls and soliloquies some nonsense when having no other emergencies of life to deal with. Her next book of poetry vị nước (taste of water) has been waiting to see the moon. She is unearthing her notebooks and rubbing her words in Berlin as a 2023 DAAD artist-in-Berlin fellow.

This is a question: I write in Vietnamese (a not-yet-done poem)

0

(A roaming street vendor, shouting by night, mimicking the rap song of rat-killer sellers, playing in loops.)

Viet this
____________Viet that
Viet fast
____________Viet slow
Viet no
____________Viet yes
Viet wet
____________Viet dry
Viet anti
____________Viet support
Viet sword
____________Viet shield
Viet healed
____________Viet hurt
Viet alert
____________Viet drowsy
Viet mighty
____________Viet helpless
Viet gorgeous
____________Viet loathsome
Viet drum
____________Viet stick
Viet mix
____________Viet purify
Viet sigh
____________Viet laugh
Viet half
____________Viet full
Viet bull
____________Viet ox
Viet inbox
____________Viet spam
Viet instagram
____________Viet facebook
Viet cook
____________Viet chew
Viet bamboo
____________Viet lotus
Viet ambitious
____________Viet easy
Viet monkey
____________Viet one-hundred-eggs
Viet legs
____________Viet hands
Viet dance
____________Viet kick
Viet homesick
____________Viet wandering
Viet bridge-burning
____________Viet building reed-boats
Viet untying the ropes
____________Viet expanding the land
Viet and
____________Viet but
Viet hut
____________Viet mansion
Viet even
____________Viet rough
Viet love
____________Viet care
Viet share
____________Viet take
Viet chưng cake
____________Viet bánh mì
Viet sushi
____________Viet fish sauce
Viet loss
____________Viet win
Viet spleen
____________Viet bliss
Viet abyss
____________Viet mountain
Viet dragon
____________Viet phoenix
Viet width
____________Viet length
Viet strength
____________Viet weakness
Viet virus
____________Viet penicillin
Viet villain
____________Viet goddess
Viet heartless
____________Viet gentle
Viet trouble
____________Viet comfort
Viet black tooth
____________Viet long hair
Viet where
____________Viet what
Viet gut
____________Viet skin
Viet thin
____________Viet thick
Viet realistic
____________Viet fictional
Viet typical
____________Viet unorthodox
Viet cock
____________Viet hen
Viet then
____________Viet past
Viet breakfast
____________Viet dinner
Viet rigour
____________Viet happiness
Viet genius
____________Viet dummy
Viet mercy
____________Viet attack
Viet get back
____________Viet go away
Viet they
____________Viet us
Viet minus
____________Viet extra
Viet umbrella
____________Viet paddy hat
Viet combat
____________Viet make peace
Viet please
____________Viet curse
Viet earth
____________Viet sea
Viet key
____________Viet lock
Viet sidewalk
____________Viet middle
Viet swindle
____________Viet honest
Viet split
____________Viet gather
Viet forever
____________Viet one minute
Viet west
____________Viet east
Viet at least
____________Viet wholly
Viet omnipresent here and there
____________Viet of yore Viet of now Viet whatever not yet
Viet this
____________Viet that

The Vietnamese language punctuates me: you are a Viet person.
The Vietnamese language commas me: you are a Viet person,
The Vietnamese language semicolons me: you are a Viet person;
The Vietnamese language proclaims me: you are a Viet person!
The Vietnamese language frightens me: you are only a Viet person.
The Vietnamese language ridicules me: you are also a Viet person?
The Vietnamese language champions me: no wonder you are a Viet person!!!
The Vietnamese language goes on at me: you are wholly Viet!
The Vietnamese language grumbles at me: you are solidly Viet!
The Vietnamese language feels bitter about me: You are liquefying Viet.

The Vietnamese language and me.
The Vietnamese language but me.
The Vietnamese language plural-me.
The Vietnamese language singular-me.

The Vietnamese language enshrouds me, I am soundlessly Viet.
The Vietnamese language ploughs me, I am tenaciously Viet.


This can not be what-ever. Classifying it into the Without-Species box.


I am following your goose-feather route, tracing the refrigerated lorries. Oh, the fragrance of phở noodle keeps spreading all over, far and wide.

The word smells so innocent that I desperately want to archive it for a museum winter exhibition, forthcoming,

 

Note: This poem is also presented on a digital display panel on the balcony above the main entrance of Bürgeramt Rathaus Tiergarten Berlin, as a part of Displayed Words project, curated by Fabian Schöneich, Nan Xi and Lou Ferrand, CCA Berlin and Mathias Zeiske, DAAD. On view from December 2023 until 30 April 2024. https://displayedwords.org/

[đọc tiếng việt]


Nhã Thuyên secludedly anchors herself to Hà Nội, Việt Nam and stays within borders of languages, translations and poetic exchanges. Her most recent books are bất\ \tuẫn: những hiện diện [tự-] vắng trong thơ Việt with its English edition: un\ \martyred: [self-]vanishing presences in Vietnamese poetry (Roofbook, USA, 2019) and moon fevers (Tilted Axis Press, UK, 2019). She’s been talking to walls and soliloquies some nonsense when having no other emergencies of life to deal with. Her next book of poetry vị nước (taste of water) has been waiting to see the moon. She is unearthing her notebooks and rubbing her words in Berlin as a 2023 DAAD artist-in-Berlin fellow.

Bulldozer

0
Excavators at mining area in South Kalimantan, Indonesia. Photo by Dominik Vanyi.

I felt as if my father had woken me that night and started talking to me. It was just a feeling, nothing more, that he was there in front of me again, peeling sunflower seeds with his teeth, with the occasional sharp intake of breath because of the saltiness that makes your lips and tongue swell up a bit.

We often used to sit together like that. On the table there’d always be a big pot of tea that would get topped up with hot water again and again. I ate my sunflower seeds the same way he did, with the same occasional intake of breath.

My father was a lovely man.

“How did you go in your test this afternoon, Alit?” he’d ask.

“Ninety.”

“Wow, you could be a doctor.”

“Should have been a hundred, dad, it’s a shame I didn’t do so well on question five.”

“Be more focused next time.”

“Yeah, next time I’ll pay more attention.”

“Ninety’s good though, Alit. With a score of ninety, the world’s your oyster.”

His ambition for me was that I be a successful person who earned plenty of money. He’d ask me the same question over and again: “What do you want to be, Alit?” And I’d answer, robotically, “A doctor, dad!”

I don’t know how long I kept up that automatic response. But when I was approaching my thirteenth birthday we got evicted from our house. I was in second year of junior high school. The eviction meant that my schooling was seriously disrupted. I rarely attended school and I had a hard time keeping up with the lessons. For a while we were living in a tent, which really did make me lose all interest in school. And of course, my grades were terrible.

Our neighbours suffered the same fate; they raged like wounded animals. The men clenched their jaws ‘til they resembled wooden statues, and their eyeballs were like balls of fire. The women took off their clothes and stood naked in front of the bulldozers that were going to destroy their homes. But the bulldozers weren’t about to desist just because the men had turned into wooden statues and the women had shed their clothes. We still had to leave our village.

My father seemed more sombre than usual but he never became angry. He didn’t fly into a rage like the others in the neighbourhood; he was like the calm surface of a lake, and I could never fathom what turmoil might be going on inside him. He warned my mum not to go taking her clothes off.

“So what’s better, dad, this land or the land we’ve been promised as compensation?”

“Do you know why those women were prepared to take their clothes off?” he asked me in return.

“Because they don’t want to move,” I replied. “None of us wants to move. Isn’t that right?”

“That’s right, because they don’t want to move.”

“Is it because the compensatory land is no good?”

He just grunted. I pretended to know what he meant.

“So why won’t you let mum get naked?” I pressed him.

“Because it’s too much for these poor eyes, Alit! It’s not right for a woman to take her clothes off in public.”

“But shouln’t we be resisting the eviction dad? They can’t just arbitrarily demolish our home.”

“You’re right that the eviction must be resisted. But do you really believe you can block the path of a bulldozer?”

It’s true, you can’t block the path of a bulldozer. My father said it’s because a bulldozer doesn’t have feelings. He was of the view that we all hold our own fate in our hands. That’s why he wasn’t too distressed. He never got caught up in the drawn-out rage and grief that accompanied whatever disaster had befallen us. What was there to complain about when everything is written on the lines of every individual’s hands? Prolonged grief, in his view, was tantamount to challenging God’s will.

“Does God not like being challenged?” I asked.

“Not even the village chief likes being challenged,” he replied.

Eventually our village disintegrated. People who’d previously been neighbours now occupied compensatory plots of land far removed from each other. Having at one point been a site of frenzy, tension and angry outbursts, our village now lay completely empty.

My father constantly reminded me never to curse or rue my fate, however bad it might be.

After we’d been living in a tent for several weeks, he moved us to my grandfather’s house. The day we began packing up our belongings did not go without incident. My youngest sister was sick, and the second youngest lost her favourite cat. She was refusing to go anywhere without that cat.

“We’ll get another cat when we get to your grandfather’s place,” my father cajoled her.

My sister was hard to convince. She sulked all night until she eventually succumbed to sleep, outside the tent. My father picked her up and took her into the tent, away from the steamy night air.

“You’ll really like it at your grandfather’s place, Alit,” he said to me.

“Maybe. As long as grandma doesn’t talk too much.”

“I’m going to build us a house on the adjacent vacant block. And then behind the house we’ll build a chicken coop. Just you wait, Alit! We’ll never be abandoned on God’s earth. So quit your grumbling. Just be grateful for both sadness and happiness. We call it grace.”

At that time I didn’t know whether or not he still harboured ambitions for me to be a doctor. He’d stopped asking me. Maybe it was a question he’d buried deep in his heart.

Grandpa’s house was a long way from my school, so I moved schools to a closer one. But the problem was that I thought my new school was far inferior to my previous one. I told my father that my old school was nicer, everyone was friendly and the teachers were all great. But despite my many complaints about my new school I still managed to pass.

After graduating from junior high school, I moved up to senior high and made every effort to get good grades again. I studied really hard. But the bulldozers were like devils that had been released from hell. They pursued us constantly and once again evicted us when I was preparing for my final exams. The yard of grandpa’s house, where we’d been living, was acquired for road-widening. So we all crowded into the one house with grandpa and grandma.

I really hated living with grandma. During the day she just talked non-stop and at night her constant hacking cough pierced my eardrums. It was like sleeping in the jungle and hearing the howling of a wolf which, if I let my guard down, I was afraid would claw at my throat.

And my father remained placid, like the tranquil surface of a lake.

“God is prosperous, Alit,” he would say. He spoke very slowly but I could hear a whirlpool-like roar below the surface. It was as if he was talking to himself. As if he was trying to convince himself.

After that I’d occasionally catch him looking despondent. He’d still remind us not to blame God for the fate we had to endure, but I really think he was reminding himself not to curse the bad luck that was pursuing him. Contrary to everything he was always saying, he transformed into a very dejected man. And his sadness was like a swamp that slowly sucked the life force out of him. I could see his body getting swallowed up, his hands waving as if he was hoping to be rescued. He died before I was strong to pull him out of that pool of sadness.

I really didn’t want to recall all that dreadful sorrow. But there it was, my father had suddenly appeared. My bedside clock told me it was 2 am. I really did feel that he had woken me up, wanting to talk. I told myself that maybe it was actually my wife, accidentally nudging me. I tried to close my eyes again, only to realise that she wasn’t there beside me.

She appeared a few moments later carrying a big glass of water. It was stiflingly hot that night; rain was surely on its way.

“I felt as if your father woke me up just now,” she blurted out before I’d had a chance to open my mouth. “He wanted to talk. And it was weird, Alit, it was as if we were old friends. Even though, as you know, I never met him. He died long before we were married.”

“What did he say?”

“Let me see …” She thought for a moment but gave up. “I can’t remember exactly but his voice was so clear. What was that all about do you think?”

“You can’t remember anything at all?”

“This often happens to me. Alit. I have trouble remembering what I’ve just been dreaming about.”

I wanted to tell her that I too felt as if I’d just been woken up by my father, but I changed my mind. If I told her, we wouldn’t get back to sleep till dawn, because she’d want to keep chatting. She’d like nothing better than turning our coincidental experiences that night into a mystical conversation. Why had we both felt we’d been woken up by him at the same time? I knew that the answer to that question would involve hours of discussion.

“You can’t remember a thing?” I asked again, trying to sound casual.

“Hmm … only a bit and it’s very hazy. If I’m not mistaken he asked us to go to Bagas and Yuni’s place. We haven’t been there for ages.”

How could it be? He had asked me the same thing. But I restrained myself; I didn’t say anything to my wife.

The next day I called in to see Bagas and Yuni on my way home from work. I thought it was important to see them as soon as I could, given our father’s request to both me and my wife. Both my younger siblings were still living in my grandfather’s house. He’d died a year after our father. So now, with grandma, there were just the three of them there. Grandma was still coughing all night long. Hers was an incurable illness it seemed.

“They’re going to demolish dad’s grave because of the arterial road project,” said Bagas when I got there. “I got the notification letter yesterday. He’ll have to be moved somewhere else. And if we don’t move him ourselves, well, the grave will just be gone.”

It was as if a low-flying vulture had begun tearing at my heart and my liver. I could almost hear the grousers of the bulldozer as it thumped out from its hellhole in pursuit of my father. As he used to say, we all hold our own fate in our hands. And my father? He was still being pursued by bulldozers. Even when the time came for him to rest, those creatures were still chasing him.

I reached for the notification letter that Bagas was holding out to me. I screwed it up and threw it into the gutter. The gutter is the only place for bad news.


AS Laksana was born in 1968 in Semarang, Indonesia. He is a graduate of the Department of Communication, Gadjah Mada University. He was founder and editor of DeTIK until the tabloid was banned in 1994. His first book, Podium DeTIK, is a collection of weekly columns he wrote for DeTIK. His fiction works include the short story anthologies Bidadari yang Mengembara (2004), Murjangkung, Cinta yang Dungu dan Hantu-Hantu (2013), and Si Janggut Mengencingi Herucakra (2015). The first two books were selected by Tempo magazine as the best literary books in their respective years of publication. The last book earned him a literary award from Badan Bahasa. He has also written two novels, Medan Perang and Ular di Tapak Tangan, each serialized in Koran Tempo (Jakarta) and Suara Merdeka. From 2009 to 2018, he wrote a weekly column titled “Ruang Putih” for the daily newspaper Jawa Pos.

Pamela Allen is Adjunct Associate Professor at the University of Tasmania, Australia. She publishes in Indonesian and English and is a widely published literary translator. She began her work as a literary translator when she was an undergraduate student, first tackling a novel by the respected author Achdiat K. Mihardja. She has been translating for Lontar since 1992. In 1995, she was awarded her first translation grant, from the Australia Indonesia Institute, for the translating of an anthology of short stories by Indonesian women, published by Longman as Women’s Voices. She is the translator of the highly acclaimed novel Saman by Ayu Utami. Since 2008 she has been a translator for the annual Ubud Writers Festival anthology, celebrating the work of emerging Indonesian writers. She has been a mentor for emerging Indonesian translators. In 2019, she was the winner of the AALITRA (Australian Association for Literary Translation) Translation Award. In 2023 she won third prize in the AAPW (Australasian Association of Writing Programs) translation competition.

Curse

0
Balintawak Market, Philippines. Photo by Jonal Dela Cruz.

A curse crashed into the town’s shores.
Light collided with the huge rocks;
It came from the mountains and forest,
Exploded in the surface of the sea,
Dived into the bed of cold and darkness.
Festering on the side of the lagidlid,
Eventually their fins were cut off.
Until final bubbles came out from their mouths.
The manitis are staring at each other,
Their alertness completely gone.
They can no longer return.
The ayungin were spared from the curse.
Stopped swimming once caught in the net;
Then, cooked in a clay pot with vinegar.
When served the entire family was poisoned.

 

Note: Names of local fishes are retained; lagidlid (Caranx oblongus), manitis (Parupeneus multifasciatus), ayungin (Leiopotherapon plumbeus)


May Morales Dolis grew up in Marinduque and now resides in Bacoor, Cavite. She is the author of the chapbook Ayon Kay Kid Talaba (2023). Translations of her poems have appeared in Modern Poetry in Translation.

 

 

Eric Abalajon is currently a lecturer at the University of the Philippines Visayas, Iloilo. His translations have appeared in Asymptote, Modern Poetry in Translation, Four Way Review, Exchanges: Journal of Literary Translation, and Tripwire: a journal of poetics. His debut poetry collection is forthcoming from Flowesong Press. He lives near Iloilo City, Philippines.

Make _________ Great Again

0
Installation view of Archipelago: Paradise Revisit exhibition, 2023.

Whilst closing in on my research trip to China this December, I made an impromptu visit to Kinmen, my supposed ancestral homeland, where the patriline took off to greener pastures to Singapore. Kinmen just east of Xiamen, is known for its complex and controversial relationship due to the dispute over the political status of Taiwan. Entangled in this Cross-Strait relations between China and Taiwan, I found myself attempting to retrace the footsteps of a certain Seah whose mark has faded beyond recognition and whose mere existence lies in oral accounts passed from generation to generation. Despite several generations of genetic admixture, my brother and I are constantly reminded of the importance of remembering one’s roots in a distant and almost imaginary past.

During my day’s visit to Kinmen, I learnt a few things about the ancestors of the Kinmenese following their move to the island after the Song dynasty. As detailed on the board at the Kinmen Military Headquarters of the Qing Dynasty located in the Jincheng Township of Kinmen, a large majority of island settlers were displaced from various parts of ancient China due to war and political turmoil and decidedly rebuilt their lives there. Amongst these were descendants of fishermen and farmers, pioneers of reclamation, travellers, descendants of soldiers and guards, persons in exile, and those recruited into matrilocal marriages. And so, it seems, Kinmen used to be a place of refuge for renegades across China’s turbulent history and later saw Kinmenese fleeing from the barren land to even better pastures in Southeast Asia.

Coinciding this trip to Kinmen with my research visit to Three Shadows Photography Art Centre where the Jimei x Arles International Photo Festival opened in the same week, I stumbled upon Archipelago: Paradise Revisit curated by the founding director of Singapore’s photography arts organisation DECK, Gwen Lee. I soon found myself confronting the plausible and differing paradises of the people before us and the generations after, and importantly, where I stand in the revisiting of an ancestral homeland that people have gotten in and out from for the pursuit of one’s livelihood and probable happiness.

In the brief introduction of the exhibition, Gwen details the running thread throughout the selected works as addressing boundaries and borders, what’s considered in and out of a state, the inner and outer, and the private and public spheres of the social, economic, and political. It further explores the journey to one’s pursuit of paradise across time and space shaped by invisible forces of personal anecdotes, migrant sojourns, and the colonial past, which are marked by geographical traits.

Eiffel Chong, For Such Is The Wickedness Of the World That It Shalt Be Destroyed By A Great Flood, 2015.

The walkabout started with a sea of heads in the photographic series of Eiffel Chong’s For Such is the Wickedness of the World That It Shalt Be Destroyed by a Great Flood (2015), which reflects on the paradoxical and vulnerable relationship between humans and nature. Through the use of ominous subversion of a seaside holiday, Chong suggests the engulfing blue sea, though there for everyone to enjoy, does not discriminate who it devours in an instant.

Taking reference from the bible in the book of Genesis 6:19, where God revealed to Noah that He would wipe out all land-dwelling life on earth with a great flood because of the pervasive wickedness of mankind, as reflected through the title choice, Chong encourages introspection on the concept of free will in theology where the idea of God’s omniscience and God permitted free will are seen as incompatible. Here in Chong’s work, these humans who, through their own free will, have sought the wild sea as their site of leisure, face the implications of predestination subjecting them to their probable untimely demise, as God had decidedly shown to be capable of in biblical history.

Chong further questions the incompatible relationship between humans and nature, where the cyclic intertwinement is inequal because nature is calamity in disguise at God’s beck and call and humans cannot absolve themselves from their wicked ways until they have redeemed themselves.

Charles Lim Yi Yong, SEASTATE 1: Inside Outside, 2004-2005.

Circumscribed within the paradox of free will, where all are subject to predestination, I navigated towards Charles Lim’s SEASTATE (2015), which examines the invisible sea boundaries and occurrences surrounding Singapore. Photographing the maritime buoyage system that defines national and international boundaries in territorial waters, Lim observes the human agenda on resources and land along with a narrated interview with the “Sand Man,” who worked as a sand surveyor in Singapore during the 1990s and transported sand for land reclamation. The “Sand Man” further illuminates Singapore’s intricate relationship with the sea while exposing the inherent ambiguities and paradoxes in its efforts to assert ownership. In what seems like the limitless sand and bottomless seas lies the corporatisation of territorial waters.

Yet beyond just seeing the sea as a barricade, Lim encourages audiences to seek respite and refuge in the warm tropical waters. Instead of fearing its power and living divided from nature, accept it for what it is and seek solace in its existence.

Đây (không) là một câu chuyện chàng nàng.

Ban đầu tôi định viết một câu chuyện chàng nàng. Kiểu chuyện đem gá tạm vào đâu cũng được, như một gói xôi lạc, buổi sáng tỉnh dậy không biết ăn gì thì tống táng đại vào bụng. Nhưng càng viết thì hình như nó càng không giống một câu chuyện chàng nàng nữa dù cũng có chàng và cũng có nàng. Biên tập viên bạn tôi người kiếm tiền nuôi bản ngã văn chương bằng cách in những cuốn sách cho các doanh nhân truyền cảm hứng, những tác giả best-seller đích thực trong một nền xuất bản tòng teo nhờ in cả chục vạn bản hướng dẫn sử dụng Excel, những nhà thơ cần một tập thơ bắt đầu bằng đại để “Đội kết tình cảm chứa chan, Dựng xây phường phố khang trang mạnh giàu”để dúi vào tay bạn nhậu còn bạn nhậu giả vờ bỏ quên ở quán nhậu, sau khi đọc thử truyện tôi viết, liền kết luận rằng đó là thứ văn chương chính trị.

Vớ vẩn, tôi luôn có đủ tự trọng để không bám víu vào văn chương chính trị. Tôi bảo vị biên tập viên chứng minh cho tôi nó chính trị chỗ nào. Vị biên tập viên bảo tôi chứng minh xem nó không chính trị chỗ nào. Tôi bảo theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì mọi nghi can đều vô tội cho đến khi được chứng minh là mình có tội. Vị biên tập viên bảo tôi chỉ biết các nguyên tắc mà cóc hiểu gì về hành pháp. Vị biên tập viên hỏi tôi đã đọc Kafka chưa. Ở phương diện này, tôi phải thừa nhận rằng mình hơi thiếu tự trọng khi đã đọc Kafka rồi mà vẫn còn ngồi đây giễu võ giương oai cùng cây bút.

Vậy hãy coi đây là một phiên toà văn chương nơi tôi vô tình bị khép cái tội lớn nhất mà một nhà văn ở xứ tôi mắc phải là viết ra kiểu văn chương không chịu yên phận làm văn chương, làm nhà văn được xoa đầu không thích lại thích bị cốc đầu. Tôi bị vị biên tập viên tuyên án mà không qua xét xử và giờ thì tôi bị chính tôi nhốt trong một căn phòng trống với duy một cái bàn cùng sấp giấy, cố gắng lý luận rằng  truyện mình sáng tác chỉ là một nồi lẩu thập cẩm những tác phẩm tình buồn ba xu, một phiên bản Chạng Vạng mà trong đó ma cà rồng không hút máu mà hút chữ.

Nhân vật đầu tiên của tôi: nàng. Nàng có lẽ là tôi, dù có thêm một cái nốt ruồi nhỏ ở trên chót mũi, lỗ chân lông nhỏ hơn một chút thay vì nở ra như hoa ăn thịt. Tôi để cho nàng có làn da thường thay vì da dầu giống tôi, bởi để cho nhân vật của mình da dầu sẽ gây ra nhiều tình huống lôi thôi rắc rối, chẳng hạn nếu nàng bị tạm giam, nàng sẽ phải lo lắng vì làn da bóng nhẫy như dầu Simply trên mặt mình, rồi thi thoảng nàng sẽ phải đưa tay lên mặt nặn mụn và cứ năm phút lại phải soi gương một lần để xem cồi mụn đã trồi ra được bao nhiêu milimet rồi và như thế thì nàng sẽ khó lòng có suy nghĩ chiêm nghiệm gì về nhân tình thế thái, vâng, tôi đảm bảo với bạn rằng phần lớn các triết gia trên đời đều có làn da đẹp, nếu không họ cũng chẳng hơi đâu ngồi nghĩ về thượng đế thiên đàng vũ trụ hiện sinh. Nàng cũng là một nhà văn, như tôi, và cũng như tôi, là một thành viên của Đội Văn Chương.

Đội Văn Chương là một Tổ Chức sẽ còn xuất hiện trong câu chuyện này nên tốt hơn là tôi nên giải thích thêm một chút. Đó nhìn chung là một Tổ Chức tốt đời đẹp đạo cổ vũ khuyến khích mọi thứ từ chân thiện mỹ đến bảo vệ môi trường, lòng ái quốc, lao động là vinh quang, tinh thần bình đẳng bác ái, tình cảm gia đình, khát vọng xây dựng xã hội văn minh tươi đẹp, chỉ ngoại trừ đúng một thứ là văn chương. Còn nhân vật chàng vì chưa xuất hiện nên tôi sẽ giữ anh ta lại một lát, hồi sau sẽ rõ.

Nàng là một nhà văn, như tôi, nhưng nổi tiếng hơn tôi nhiều. Tôi mường tượng ra một nền xuất bản lý tưởng nơi sách của nàng mỗi cuốn bán ngót nghét ba vạn bạn, nàng sống tốt mà không cần cày cuốc thêm một công việc tay trái nào đó như viết quảng cáo cho một nhà hàng Ấn Độ mới tòi ra trên phố Lý Quốc Sư hay một hãng dầu nhớt từng khăng khăng chối bỏ sự tồn tại của biến đổi khí hậu giờ bỗng lật mặt muốn tẩy xanh thương hiệu. Được như thế thì còn gì bằng, thực tế thì sách của tôi chỉ bán được ngàn bản, ấy là đã tính cả chục cuốn nhà xuất bản tặng cho tôi và chục cuốn tôi bắt bạn bè thân mua ủng hộ. Kiếp trước hẳn tôi đã đắc tội gớm ghê với ai đó hay đi tạo nghiệp dữ dội lắm nên kiếp này tôi mới bị đày vào phận nhà văn. Nàng tuyệt không nghĩ thế. Mỗi buổi tối về nhau, nàng vừa đắp mặt nạ đất sét tro núi lửa đảo Jeju mà nàng săn khuyến mãi mua một tặng một trên Shopee, vừa thẩm nhủ mình đã sống một ngày hạnh phúc được trọn vẹn là mình, được viết, được nghĩ, được vùi mình trong những suy tư về việc chứng chromesthesia đã khiến Marcel Proust viết văn như cầu vồng thế nào, rồi nàng sẽ lên giường, mở audio đúng chương cô hầu gái Tình Văn sắp chết, cởi cái áo lót ra đem đổi lấy cái áo khoác của cậu chủ Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng, lúc nào cũng là cái chương ấy, và thiếp đi.

Đến đây thì câu chuyện của tôi chắc chắn vẫn là một câu chuyện bình thường không gây mếch lòng ai, nhưng đoạn sau thì quả là có chút nhạy cảm. Một ngày nọ, nàng viết đơn xin rời khỏi Tổ Chức. Nếu bạn là một nhà văn mà ngay từ đầu đã không bén mảng lập lờ gì với Tổ Chức thì cũng chẳng sao, nhưng đang thuộc về Tổ Chức mà đòi rút lui thì lằng nhằng. Cũng chẳng phải người ta tiếc gì mấy chục ngàn hội phí mà nàng đóng hằng năm, hay là người ta thiếu thành viên, thậm chí bớt một mống lại tốt, nhất là trong thời buổi ngân sách nhà nước ngày càng bóp mồm bóp miệng, các loại hội hè chè thiu chịu cảnh ê chề liên tục bị chất vấn có đóng góp gì đâu mà được bao cấp, tiền thuế nhân dân đóng lại đem chia cho mấy tay thơ phú rỗi hơi là sao. Thật ra nếu nàng là một người đã toan về già thì chắc cũng chẳng điều tiếng gì, nhưng khổ nỗi nàng còn trẻ, lại nằm trong diện được cất nhắc, người ta ngầm kỳ vọng rằng những cây bút như nàng sẽ thay đổi cái nhìn về Tổ Chức như một tập thể những con người với răng miệng lởm chởm kiểu Dracula. Văn nàng chưa chắc hay, nhưng răng nàng đẹp.

Tại sao nàng lại từ bỏ Tổ Chức? Nếu nàng là tôi, nàng sẽ từ bỏ Tổ Chức sau khi nhận ra nàng lạc bầy. Nàng chỉ là một con khỉ đuôi lợn lạc vào một bầy khỉ đầu chó, cố hoà nhập cách mấy thì đến cùng vẫn chỉ là một sinh vật ngoại lai, dù cùng thuộc một họ chữ nghĩa nhưng những gì chúng mưu cầu lại khác nhau. Khỉ đuôi lợn chỉ kiếm tìm hạt và quả. Nhưng khỉ đầu chó săn cả côn trùng và những con vật xấu số lọt vào tầm mắt. Cách hình dung ấy không hoàn toàn chính xác, nhưng đại loại nàng và họ thuộc về những tập khác nhau với điểm giao duy nhất là bề mặt ngôn ngữ. Nàng không tìm thấy ý nghĩa của việc bên dưới tên mình thi thoảng sẽ được chèm vào một cụm “thành viên Đội Văn Chương” để gia cố cho vẻ ngoài non nớt của nàng thêm phần đáng tin cậy, như thể nếu không có chú thích ấy thì nàng tan biến và thứ nàng viết chỉ là bã kẹo cao su Big Babol. Nhưng quan trọng hơn là nàng không muốn bước vào căn biệt thự nơi Tổ Chức đóng trụ sở, nàng không muốn bước dọc theo hai bên hành lang chất đầy sách đang bắt đầu ung lên như thể chúng là một bầy bọ hung béo mầm nhờ rỉa thịt những linh hồn bị nhốt bên trong, nàng không muốn bước vào cái hội trường nơi hằng tháng người ta tổ chức những kỳ cuộc vờ như họ cũng quan tâm đến văn chương, những buổi như thế với nàng cũng tẻ nhạt như ăn phải một bát bún riêu cua mà phần riêu cua thực chất là đậu phụ. Không phải nàng có ân oán tư thù với bất cứ một con người cụ thể nào, nàng có cảm tình với gần như từng người trong số họ, một số người là vì thứ họ viết, một số người là vì thứ họ (may mà) không viết, nhưng khi cộng gộp tất cả những người đó thành một hội thì nàng không sao thích nổi họ. Một tập thể là sự tiêu trừ những đường nét, như cộng tất cả các số dương trên đời ta lại được một số vô hạn, và ta chỉ còn nhớ về tập thể ấy như một mớ bùng nhùng.

Nhưng vì nàng không hẳn là tôi nên nàng đã bỏ Tổ Chức đơn giản vì nàng ghét việc mỗi tuần đều thấy một tờ tập san của Tổ Chức được nhét vào ngưỡng cửa. Việc có một tờ tập san bị nhét vào ngưỡng cửa thì không đáng ghét, việc đọc tờ tập san cũng không đáng ghét, vì cơ bản nàng đâu bao giờ mở ra đọc trang nào, nhưng việc đáng ghét là nàng phải tìm chỗ cất những tờ tập san ấy. Nàng không biết cất chúng ở đâu trong căn nhà nhỏ xinh tông màu vỏ sò của mình mà nàng đã sắp xếp theo trường phái tối giản học được từ instagram. Những tờ báo mỏng dày hai chục tờ nhưng theo thời gian, chúng chất lên và nàng cảm tưởng chúng đang phình tướng ra choán lấy không gian của nàng, và chẳng mấy chốc chúng sẽ cướp chỗ của nàng, như trong mấy bộ phim quỷ nhập của Thái Lan. Con quỷ văn nghệ ấy sẽ dần đẩy nàng ra khỏi nơi nàng thuộc về và trở thành chủ nhân ông của nơi đó, trong khi chẳng có vị pháp sư trừ tà nào giúp được nàng. Chỉ thế thôi mà nàng muốn rời khỏi Tổ Chức.

Tất nhiên không ai tin như thế, và vì cần có một cái cớ cho nàng gặp chàng nên tôi đã để cho nàng, tình cờ vào khoảng thời gian ấy, đang nhen nhóm xây dựng một nhóm văn chương mới mang tên Kem Chống Nắng Văn Chương, với tuyên ngôn tạo ra một màng lọc ngăn lối viết phầm phập của vài nhà văn cha chú mà với nàng là đang làm láo hoá làn da ngôn từ. Tình cờ, bởi không hẳn vì muốn lập nhóm độc lập mà nàng khăn gói ra đi, giá như nhà nàng rộng hơn một chút thì nàng cũng sẽ tham gia song song hai hội ấy, nhưng nhà nàng chỉ có thế thôi và không nở ra thêm được nữa, chỉ có góc duy nhất đặt các ấn phẩm tạp chí văn chương chứ nàng không thể ném chúng lên giường hay đem phơi ngoài ban công, nên làm thế nào được, nàng phải chấp nhận buông bỏ một trong hai. Giá như nhà nàng rộng hơn một chút thì nàng đã không gặp chàng. Có lẽ vị biên tập viên ngờ ngợ với tình tiết này chăng? Nhưng tôi cam đoan rằng việc cho nàng rời Đội Văn Chương chẳng phải là một tuyên ngôn gây hấn nào với chủ trương văn nghệ chính phủ mà chỉ đơn thuần là tôi cần một lý do cho hai nhân vật của tôi gặp mặt. Xin hãy nhớ: đây là chuyện chàng nàng.

Ngay vài lần nhẵn mặt nhau trong những buổi thảo luận văn chương mà nàng khởi xướng, chàng đã bảo với nàng rằng từ nay chàng sẽ đi theo nàng. Chi tiết này không được, vị biên tập viên nói. Tại sao? Trong mắt tôi thì đó chỉ là một lời tỏ tình. Tôi nghĩ nếu Lạc Long Quân mà có thật thì ngài cũng sẽ nói một điều tương tự với Âu Cơ: từ nay ta sẽ đi theo em, dù ta là một con rồng sống dưới biển còn em là một tiên cô sống trên trời. Tình huống tương tự đang xảy ra, thay “một con rồng sống dưới biển” thành “một thanh tra an ninh văn hoá” còn “một tiên cô sống trên trời” là “một nhà văn lâng lâng trong nhóm Kem Chống Nắng Văn Chương”. Vị biên tập viên kia quá nhạy cảm về mặt từ ngữ trong khi tôi là người tin vào Plato mà Plato thì tin rằng vỏ từ ngữ có một mối quan hệ lỏng lẻo với ý nghĩa mà nó đại diện. Những từ như “thanh tra văn hoá”, “Kem Chống Nắng Văn Chương”… chỉ nên được nhìn như những cái vỏ ốc mà con ốc đã chạy trốn từ đời nảo đời nào.

Một cách logich thì ban ngành thường phân công nữ thanh tra đi theo nữ tình nghi, nam thanh tra đi theo nam tình nghi, để tránh những lời vu khống không cần thiết. Nhưng để bạn đọc dễ hình dung thì tôi gọi nhân vật an ninh văn hoá là chàng. Chàng cũng chỉ là vỏ từ, người này hoàn toàn có thể là một người phụ nữ, chẳng qua nếu gọi cả hai nhân vật của mình là nàng thì đến chính tôi cũng rối loạn lên mất. Vả lại một câu chuyện mới có thế đã bị dán nhãn đả kích chính trị, nếu thêm yếu tố LGBTQ+ vào nữa thì số phận của nó còn truân chuyên thế nào trong nền xuất bản xứ tôi.  Vậy ta cứ giao kèo với nhau, tôi gọi người này là chàng, còn bạn muốn hiểu đó là nam hay nữ cũng tuỳ.

Đến đây, người đọc liền đinh ninh chàng sẽ gây khó dễ cho nàng, nhưng có hai lý do để tôi không làm như vậy. Lý do thứ nhất là tôi biết tỏng cây kiếm mù kiểm duyệt, cứ thế khua khoắng lung tung chém trúng cái gì thì trúng như trò chém hoa quả mà mẹ tôi thường chơi hồi trước, tôi thì không muốn tỉ thí với một kiếm khách với môn công phu chém bừa vì như vậy hên xui lắm, nên tôi không dại gì giăng ra một tình tiết nồng nặc tả khuynh như vậy. Nói cho cùng, tôi viết không chỉ để cho vui, để cất trong ngăn kéo nửa thế kỷ sau khi tôi đã thành người thiên cổ thì con cháu tôi (lạy trời, đừng tồn tại những thành phần đó) trong lúc phun diệt mối bỗng moi ra được từ dưới đáy hòm những bản thảo chôn vùi và bắt đầu truyền tụng nhau cụ mày sinh bất phùng thời. Tôi viết là để được in, văn chương không được in chỉ là một giấc mơ bị xử bắn. Lý do thứ hai quan trọng hơn, là vì nếu có người cho rằng chàng phải gây khó dễ cho nàng vì chàng là một an ninh văn hoá, thì đơn giản là người đó hổng kiến thức trầm trọng về an ninh văn hoá xứ tôi và bị tung hoả mù bởi đài địch.

An ninh văn hoá là một công việc nhàn, lương cao không thì tôi không biết, có phải công việc trong mơ hay không thì tôi không biết, nhưng nhàn. Những đối tượng mà họ phải giám sát không nguy hiểm như trùm buôn ma tuý, thậm chí nếu may mắn họ sẽ được đi theo những kẻ tương đối ngu ngơ với thế giới quanh mình, kiểu như những tiểu thuyết gia chém đinh chặt sắt trên sách vở nhưng ra đời chỉ cúp mình như con rùa rụt cổ. An ninh văn hoá chỉ cần lẽo đẽo đi theo những người này và về viết lại báo cáo người đó đã đi đâu (đến một cuộc thảo luận về văn chương giải thuộc địa), gặp ai (gặp những nhà văn quàng xiên và họ nhắc đến những tác giả bị cấm), làm gì (nói chuyện xong họ ngồi quán bia Thắng Béo nói tiếp về những ổ sách lậu không đáp ứng xạ trị pháp luật). Mà rồi có ai thèm đọc những tiểu thuyết gia ấy đâu, sách họ bán ế hơn bất động sản thời kỳ đóng băng, và cũng chẳng có giá trị bằng một phần một ngàn bất động sản, với họ, chỉ cần đi theo là đủ, chẳng cần phải làm gì họ cả mà cứ để họ tự sinh tự diệt. Ở khía cạnh đó, an ninh văn hoá và nhà văn là những công việc rất giống nhau: vô ích và hoài công, quá đông người làm và quá ít việc để làm. Bạn cứ nghĩ mà xem, đề tài văn chương bốn ngàn năm nay quanh đi quẩn lại có thế thôi nhưng biết bao người quần thảo trên cánh đồng văn chương đến xói mòn, ai ai cũng nhảy vào văn chương nghĩ rằng còn một Chén Thánh nào đó để kiếm tìm và rồi khi bước ra đều thân tàn ma dại mà Chén Thánh vẫn nhởn nhơ đào thoát. Với nghề an ninh văn hoá cũng thế, giết ai ra nhiều tâm trí hóc hiểm gây nguy hại đến thế để mà theo dõi, cho nên để đủ KPI, họ phải vơ bèo vạt tẹp cả những nhà văn với đam mê lớn nhất là dưỡng da, như nàng, vào diện tình nghi.

Cũng được, nàng mới chia tay (thêm) một người và không có vấn đề gì khi có chàng kè kè theo mình, dù sao nàng cũng chưa hoàn toàn hồi phục từ chấn thương tình ái và tinder thì nàng chỉ cài vào điện thoại ai hỏi thì vờ như mình có một đời sống yêu đương sống động. Chàng hộ tống nàng đến mọi cuộc gặp gỡ độc giả và mọi buổi toạ đàm thảo luận. Khi nàng tỉnh dậy thì chàng đã đứng trước cổng đợi, và buổi tối chàng chỉ ra về khi nàng đã yên vị trong nhà lên giường đắp mặt nạ đất sét núi lửa đảo Jeju. Mới đầu nàng chưa quen sự quan tâm khôn xiết ấy, bởi nàng từng qua năm mối tình nhưng tình nào cũng là tình xa, vì thế nàng cảm động khi một lần anh giao hàng đến sớm trong khi nàng còn đang ngâm mình trong bồn nước, may sao chàng đã đứng sẵn ở dưới và cầm giúp nàng gói hàng khi thì là chiếc máy rửa mặt Foreo, khi thì là Buổi hoàng hôn của những thần tượng của Nietzsche, khi thì là thùng thức ăn cho mèo, cát đi ỉa cho mèo, máy khử mùi mèo, chổi quét lông mèo, tiện thể, nàng có một con mèo lông ngắn tai cụp Scotland. Sự cúc cung tận tuỵ ấy là thứ nàng chưa từng được trải nghiệm trong tình yêu, những người tình của nàng trước nay đều có cũng như không, trong khi chàng là người đã đỡ nàng dậy khi nàng tự lao xe máy vào ổ gà ngã nhào mà chẳng có tác động vật lý nào, nàng thi thoảng vẫn hậu đậu như thế. Rồi một ngày nọ, nàng mời chàng vào nhà ăn bún nghiêu chua nàng nấu.

Tôi đã bảo rồi, đó thuần tuý là một câu chuyện chàng nàng. Một chút Roman Holiday, một chút It happened one night, một chút Before Sunrise, một chút Ngôi nhà hạnh phúc, một chút Hạ cánh nơi anh, một chút Bỗng dưng muốn khóc, một chút Chí Phèo. Bát bún nghiêu chua nàng nấu tuy hơi thiếu chua nhưng nghiêu nàng mua thì tươi giòn tanh tách trong miệng. Con mèo đuôi cụp mà nàng gọi đơn giản là Miu quấn quýt nhảy lên người chàng ngay khi chàng vừa ngồi vào bàn ăn, thậm chí không chịu rời đi chừng nào chàng không đút cho nó một miếng nghiêu mà nó sẽ nhè ra ngay tắp lự. Chàng và nàng nói đủ thứ chuyện về văn chương và phim ảnh, chủ yếu là nàng nói và chàng nghe, cuối cùng thì nàng cho chàng xem Trùng Khánh Sâm Lâm bộ phim mà nàng bảo luôn bắt mọi người tình trước đây cùng xem với mình, chàng không ngờ phim hay và chàng cũng thích cô gái tóc ngắn lẻn vào nhà người trong mộng để dọn dẹp cho người đó, chàng tự hỏi có lúc nào đó chàng sẽ lẻn vào nhà nàng và dọn giường cho nàng như thế chăng. Nàng còn đưa cho chàng một lọ kem chống nắng bảo rằng sáng ngày mai chàng đến thì nhớ bôi kem chống nắng SPF 50 PA++++ vì trên má chàng nàng đã thấy vài vết nám rồi và chàng mới chừng này tuổi đã có nám thì thật là nguy. Nhưng chàng đã không rời đi. Như mọi câu chuyện chàng nàng phải thế.

Một câu chuyện tình như vậy mà bị dán nhãn gây hấn thì vô lý quá, tôi nói. Đoạn đấy cho qua, nhưng đoạn sau cấn lắm, vị biên tập viên cau có trước những bao biện dông dài của tôi. Đến tận giờ này phút này khi viết những dòng này, tôi vẫn chưa luận ra câu chuyện của mình cấn chỗ nào, chỉ là một ngày kia chàng biến mất mà không báo trước. Sáng hôm ấy lại có người giao hàng đến giao đồ cho nàng (lần này là một lọ nến thơm mùi mưa trong rừng sâu ), nhưng không ai nhận đồ thay cho nàng nữa. Có lẽ chàng nghỉ phép, nàng thầm nhủ, một an ninh văn hoá thì cũng có ngày phải xin nghỉ phép. Nhưng chàng không nghỉ phép, một tháng sau nàng sẽ nhận ra điều đó vì suốt một tháng ấy chàng không còn đến nhà nàng nữa, cho đến khi nàng nhận lời tham gia một hội thảo về tính jazz trong thơ lục bát và thấy sự xuất hiện của chàng, có điều, chàng không tới đây vì nàng, mà vì một người khác. Nàng đã hết có-vẻ-nguy-hiểm và đã bị loại khỏi danh sách tình nghi, nhóm Kem Chống Nắng Văn Chương của nàng nói chung cũng chỉ như một lọ thực phẩm chức năng vừa đủ để gãi ngứa chứ không thể dùng thay thuốc chữa bệnh, và chàng đã được thuyên chuyển công tác sang một nữ văn sĩ khác.

Chàng không thể cả đời đi theo nàng được trong khi nàng chỉ là kẻ vô hại như một ai đó chạy giữa đường và bất thình lình đấm một người xa lạ bằng ổ bánh mì, chàng đã được thăng chức và nhiệm vụ của chàng bây giờ là những ca phức tạp hơn, nàng chỉ là một bàn mở đầu trong trò chơi điện tử mà nay chàng đã mở khoá để tiến lên những nấc thang khác trong sự nghiệp và đã đến lúc hai người chia tay (đoạn này, tôi thấy giống La La Land, câu chuyện về đôi tình nhân dần xa cách nhau vì bận phấn đấu cho các mục tiêu khác trong công việc, chẳng nhẽ bạn không thấy thế ư?). Nàng không tin được rằng chàng đã có một mối quan tâm khác, nữ văn sĩ ấy đã làm gì để được xếp vào hạng nguy hiểm hơn nàng?; cô ta cũng mở một nhóm văn đàn ư hay cô ta còn ở trong một ngôi nhà chật hơn nhà nàng nên không có chỗ để đựng tập san Tổ Chức?; liệu chàng có làm với cô ta tất cả những gì chàng từng làm với nàng hay chăng?; liệu cô ta gây phiền phức hơn cho xã hội chăng? (hỡi ôi, đoạn này thật giống một câu hát tình ơi là tình của ABBA: nói cho em biết cô ấy có hôn anh theo cách em vẫn hôn anh?, chỉ cần thay từ “hôn” thành “gây phiền phức”).

Tôi đã nói rồi, toàn bộ câu chuyện này là một chuyện chàng nàng với công thức quen thuộc mà bạn có thể tìm thấy ngay chương đầu tiên của những cuốn sách như Cẩm nang xây dựng cốt truyện cho người mới bắt đầu. Chẳng có gì ý từ gì sâu xa được cài cắm, chẳng có nụ cười mỉa nào nhếch lên đằng sau, chẳng có cái móng vuốt nào định cứa vào trật tự hay vào bất cứ cái gì, trừ móng vuốt của một con mèo tai cụp ham ăn, cái móng vuốt cứa vào đùi nàng, người đương âu sầu đêm đó, hòng giục nàng xúc cho nó một muỗng pate vào đĩa. Nàng xúc cho nó hẳn hai muỗng, và lần đầu tiên trong vòng năm năm qua, nàng đi ngủ mà quên mất phải đắp mặt nạ trước khi lên giường, cũng như quên khuấy thói quen nghe đoạn Tình Văn đổi áo cùng Bảo Ngọc. Nếu lúc ấy nàng cũng như tôi, ngồi nghe đoạn đó, thì nàng sẽ nhận ra hình như nàng cũng giống với Tình Văn, dù có nổi trội đến đâu trong đám nha hoàn thì cũng vẫn chỉ là một con nha hoàn, mãi mãi không xứng với cậu chủ và sẽ bị bỏ rơi ngay khi không còn giá trị.

Nhưng nếu nàng là tôi, nàng cũng sẽ như cô nha hoàn đó, chấp nhận rằng cuộc tình đã đoạn. Có điều, nàng đâu phải là tôi, nên nàng, thay vì quên phắt chàng đi để an phận với văn chương. Tôi đã nghĩ đến những trường thiên tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa khi sáng tác tới đoạn này, với những nữ cao thủ dám yêu dám hận sẵn sàng náo loạn lễ đường đám cưới, sẵn sàng khiêu khích bất cứ ai, kể cả phải chịu một chưởng độc địa suýt mất mạng, miễn sao đưa được chú rể đi theo mình. Những tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa lại là sách gối đầu giường bao thế hệ ở xứ tôi, chưa có thời nào mà chúng bị cấm đoán tiêu huỷ, vậy thì làm sao quy kết truyện của tôi là văn chương kích động cho được? Nhân vật của tôi, nàng chẳng làm gì sai, điều duy nhất nàng làm là đem băng rôn biểu ngữ ra giữa trung tâm thành phố để tham gia một cuộc diễu-hành-không-đăng-ký, nhưng chớ có nhầm, những kẻ khác diễu hành còn nàng thì không, nàng thực lòng chẳng quan tâm hôm đó họ diễu hành vì cái gì, diễu-hành-không-đăng-ký là một thứ thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma trong các truyền thuyết đô thị của xứ sở nàng, ai cũng từng một lần nghe về nó nhưng phần lớn chưa bao giờ nhìn thấy nó, nó chỉ tồn tại như một ông Ba Bị hay Ngáo Ộp mà thôi, nàng chỉ đơn giản là nhập vào nhúm người đó, với nàng đây là một cuộc trình diễn không khác gì một cuộc chạy khoả thân vì môi trường, nàng chỉ mượn cuộc diễu-hành-không-đăng-ký ấy như một sân khấu cho mình toả sáng. Nàng chỉ muốn một lần giả dạng làm người gây rối. Nàng chỉ là một người tình tuyệt vọng khoa chân múa tay để người tình nhìn thấy. Nàng đã nghĩ về cô con gái út của Victor Hugo, Adèle H., cô gái mắc chứng cuồng ái nhưng căn bệnh tâm thần phân liệt quái đản khiến cô tự hư cấu hoá đời mình thành một vở bi kịch lớn lao, và áng hư cấu ấy đáng ra còn kỳ thú gấp nhiều lần những áng hư cấu của người cha vĩ đại, và những huyễn tưởng của cô, cao quý hơn cha cô gấp ngàn lần, chỉ nhằm để cướp lại một thể xác đã không còn thuộc về mình nữa.

Nhân vật của tôi, tôi để cho nàng bị bắt rồi nhanh chóng được thả ra sau cuộc thẩm vấn, nàng nằng nặc xin những người thẩm vấn đưa nàng vào danh sách đối tượng tình nghi để chàng tiếp tục theo dõi nàng. Cô ta không bình thường, họ nói, rồi trả nàng về nhà. Như những nữ cao thủ không bao giờ bỏ cuộc, nàng lên một kế hoạch khác, một kế hoạch mà nàng tin sẽ giúp nàng chuyển bại thành thắng. Đêm hôm ấy, sau khi đã đắp mặt nạ (nàng đã tìm lại được thói quen của mình), nàng không lên giường đi ngủ mà mò mẫm tìm tới cổng sau của Tổ Chức, người bảo vệ đã ngủ say, xét cho cùng nơi đây có gì để bảo vệ đâu, văn chương là toà nhà có ma chỉ những kẻ không sợ chết mới dám thò mặt vào, mà nếu có tên trộm nào không may đột nhập tới đây thì tội nghiệp thay cho hắn, đón hắn chỉ là một hầm mộ sách vở yếm khí nơi giam giữ những linh hồn chưa chết mà như đã được ướp xác mà thôi, và bằng một mồi lửa, nàng thiêu rụi tất cả, cả sách, cả những linh hồn, cả những con mối đang đẻ trứng, khi tiếng ngáy của người bảo vệ thức dậy thì đã chẳng thế cứu vãn được gì. Nàng đắc thắng và tin rằng nàng đã đạt được kỳ vọng lớn lao. Vậy mà không, ngay cả quân át chủ bài ấy cũng không giúp cho nàng gặp lại chàng lần nữa, thứ duy nhất nàng gặp được là một căn phòng trắng toát. Đáng ra nàng phải nhớ rằng trong truyền thuyết của dân tộc nàng, mối tình đầu tiên trên thế gian là một mối tình bất thành, đó là cái dớp của lịch sử mà mãi mãi nàng không thể vượt qua.

Dù vậy, tôi đã không nhắc tới một chữ về cái di sản tập thể được giấu kín trong vô thức ấy. Nàng chỉ là nàng, chẳng hẳn là tôi mà cũng không phải là ai cả, nàng chẳng đại diện cho cái gì, giới trí thức không, những người bên lề cũng không, những người lệch chuẩn cũng không, những kẻ chống phá cũng không. Vì câu chuyện này không phải văn chương chính trị. Câu chuyện này chỉ là một câu chuyện chàng nàng.

[read English translation]


Hiền Trang (b. 1993) is a Vietnamese writer and translator based in Hanoi, with 8 published books ranging from novels, essays to short story collections. Her latest works are Quán Bar Trong Bụng Cá Voi (novel, 2023) and Những khán giả ngồi trong bóng tối )short story collection, 2023). She was selected as a participant of the International Writing Program Fall Residency 2022 in Iowa, U.S. Hiền Trang won Vietnam’s National Book Award in 2023 for her translation of Playing Jazz In Socialist Vietnam. In terms of poetry, she has some of her poems published in Modern Poetry in Translation (UK) and Voice and Verse Poetry Magazine (Hong Kong).